Bất chấp những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, ngành công nghiệp thú cưng vẫn tăng trưởng kép ngoạn mục từ 18 - 20%. Năm 2022, thị trường sản phẩm tiêu dùng cho vật nuôi trong gia đình có tổng giá trị toàn cầu 261 tỷ USD. Con số này được ước tính có thể vượt mức 350 tỷ USD trước năm 2027, với tốc độ tăng trưởng hàng đầu hiện thuộc về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dựa trên thông tin từ công ty nghiên cứu thị trường Global Market Insights.
Bất chấp những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, ngành công nghiệp thú cưng vẫn tăng trưởng kép ngoạn mục từ 18 - 20%. Năm 2022, thị trường sản phẩm tiêu dùng cho vật nuôi trong gia đình có tổng giá trị toàn cầu 261 tỷ USD. Con số này được ước tính có thể vượt mức 350 tỷ USD trước năm 2027, với tốc độ tăng trưởng hàng đầu hiện thuộc về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dựa trên thông tin từ công ty nghiên cứu thị trường Global Market Insights.
Đây có lẽ là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ nhất. Theo chuyên gia khoa học, mỗi ngày ăn 2 hộp sữa chua vào buổi sáng và tối sẽ hỗ trợ giảm cân vô cùng hiệu quả. Vì vậy khi đang sở hữu một vòng eo “bánh mì” bạn hãy kết hợp sữa chua vào thực đơn ăn kiêng hàng ngày và chăm chỉ tập luyện đều đặn.
Người dùng có tên Miteo bình luận: “Sữa chua nếp cẩm vừa dễ ăn lại giúp giảm cân tốt mọi người ạ. Mình ngày nào cũng mua sữa chua nếp cẩm để tủ cả nhà cùng ăn. Hôm nào rảnh có thời gian thì lại tự làm ở nhà. Cũng dễ làm, mọi người nên áp dụng nhé!”
Người dùng có tên mai2686 bình luận: “Sữa chua nếp cẩm là món khoái khẩu của mình. Ngày nào cũng phải ăn 2 cốc mới chịu được. Mà ăn nhiều chẳng thấy tăng cân, giá thì lại rẻ hơn cả cốc trà sữa. Có thể làm tại nhà nữa chứ.“
Người dùng có tên sunshinene012 bình luận: “Hè mình làm ăn suốt. Nấu nếp cẩm nhiều chút để tủ lạnh. Sáng dậy cho vào lò quay xong đổ sữa chua vào ăn sáng vừa ngon vừa đỡ béo.“
Sữa chua nếp cẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu bạn dùng đúng cách và nên lưu ý một số điều sau đây:
Ăn sữa chua nếp cẩm vào lúc nào để không bị béo? Các nghiên cứu cho rằng thời điểm ăn sữa chua nếp cẩm nhất là sau bữa chính và trước khi đi ngủ. Vì đây là thời gian thức ăn đã được tiêu hóa hoàn toàn tạo điều kiện cho cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng từ sữa chua tốt hơn. Đồng thời chức năng của hệ tiêu hóa cũng được tái tạo, phục hồi dần dần.
Nếp cẩm chứa nhiều chất xơ và sẽ tạo cảm giác no bụng từ đó bạn có thể hạn chế được lượng calo nạp vào cơ thể. Bên cạnh đó nếp cẩm còn có khả năng kháng insulin từ đó làm hạn chế nguy cơ béo phì. Nếp cẩm còn không gây tích tụ cholesterol có hại cho cơ thể. Chúng còn có chức năng ổn định lượng đường huyết, rất tốt cho người muốn giảm cân nhưng mắc chứng huyết áp cao. Vì thế ăn nếp cẩm không hề gây tăng cân mà còn giúp giảm cân nếu sử dụng đúng cách.
Sữa chua nói chung và sữa chua nếp cẩm nói riêng đều chứa nhiều vi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, bổ máu, tim mạch, chống loãng xương, chống táo bón,…. Nên mẹ bầu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn sữa chua nếp cẩm mỗi ngày.
Những thông tin trên đây là lời giải đáp của Diva Luxury cho câu hỏi “Ăn sữa chua nếp cẩm có béo không?” được nhiều chị em quan tâm. Sữa chua nếp cẩm là món ăn nên cho vào thực đơn ăn kiêng mỗi ngày. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng tối đa 2 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất!
Sở Y tế Bình Dương vào cuộc chấn chỉnh hoạt động của cơ sở Nha khoa Quốc tế Daisy Dental
Sau phản ánh của bà Võ Thị Hồng Ân (SN 1984, ngụ phường Bình Chuẩn, TP.Thuận An), Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã vào cuộc xác minh; đồng thời giao Phòng Nghiệp vụ y ban hành văn bản chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước trong hoạt động khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.
Cho rằng trong lúc điều trị dán sứ veneer răng, bác sĩ Hoàng Kính Chương, hành nghề trong Cơ sở Nha khoa Quốc tế Daisy Dental có địa chỉ tại 65, 67 Phú Lợi, P. Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương không thông báo trước việc lấy tủy, điều trị tủy 15 cái răng dẫn đến ảnh hưởng tới sức khỏe và nhiều hệ lụy khác, bà Võ Thị Hồng Ân đã phản ảnh sự việc đến các cơ quan chức năng. Đến ngày 28-4, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã ban hành Thông báo số 49/TB-SYT do ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc ký về việc kết luận nội dung đơn tố cáo của bà Ân. Theo nội dung thông báo này, ngày 9-1-2022, bà Ân đến khám và điều trị răng tại Cơ sở Nha khoa Quốc tế Daisy Dental . Bà Ân đã được bác sĩ Chương thăm khám, tư vấn, điều trị răng. Việc bác sĩ Chương lấy tủy, điều trị tủy mà không cho bệnh nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh ký giấy cam đoan chấp nhận phẫu thuật, thủ thuật là không đúng theo quy định. Theo đó, lãnh đạo Sở Y tế Bình Dương giao thanh tra Sở Y tế tỉnh tiến hành xử lý các hành vi vi phạm của bác sĩ Chương, Cơ sở Nha khoa Daisy Dental và các tổ chức, cá nhân có liên quan; đồng thời theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo, báo cáo kết quả về Giám đốc Sở Y tế…
Nhà máy của Phúc Sinh tại tỉnh Bình Dương. Ảnh: Phúc Sinh.
Nhắc đến cái tên Phan Minh Thông, người ta sẽ nghĩ ngay đến vị Chủ tịch CTCP Phúc Sinh – công ty dẫn đầu Việt Nam trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hồ tiêu và cũng là tên tuổi xuất khẩu cà phê lớn.
Người ta cũng hay gọi ông Thông là "Vua hồ tiêu", bởi đây là lĩnh vực đầu tiên làm nên tiếng tăm của vị doanh nhân tuổi Ất Mão, cũng như Phúc Sinh.
Năm 2001, khi ấy Bộ Công thương có quyết định hủy bỏ giấy phép xuất khẩu, tháo cơ chế cho người kinh doanh. Nắm bắt lấy cơ hội này, ông Thông đã quyết định khởi nghiệp thành lập Phúc Sinh (tiền thân là Công ty TNHH Quốc tế Phúc Sinh) ngay trong năm này.
Sau hơn 2 thập niên hình thành và phát triển, từ một công ty nhỏ khởi nghiệp, Phúc Sinh nay đã trở thành "ông lớn" trong lĩnh vực xuất khẩu tiêu khi đến chiếm 8% thị phần xuất khẩu trên toàn thế giới.
Sự thành công từ hồ tiêu đã mở ra cơ hội để ông Thông có đủ vốn đầu tư nhà xưởng chế biến. Năm 2004 (khi Phúc Sinh mới vỏn vẹn 3 năm tuổi), nhà máy Hồ tiêu Vietspices (tỉnh Bình Dương) - nhà máy đầu tiên của công ty ra đời với diện tích 8.000m2, sau 10 năm thì mở rộng lên đến 60.000m2.
Cũng từ đây, hệ sinh thái của Phúc Sinh liên tục được mở rộng với sự ra đời của hàng loạt thành viên như: CTCP Gia vị Việt Nam (thành lập năm 2005), CTCP Cà Phê Phúc Sinh (năm 2009), CTCP Phúc Sinh Đắk Lắk (năm 2014), CTCP Phúc Sinh Sơn La (năm 2017).
Trong đó, việc thành lập Cà Phê Phúc Sinh, Phúc Sinh Đắk Lắk và Phúc Sinh Sơn La nằm trong chiến lược lấn sân sang lĩnh vực cà phê của công ty.
Cụ thể, Phúc Sinh Đắk Lắk được biết đến là chủ đầu tư dự án Nhà máy sản xuất tiêu và cà phê công suất 10 tấn tiêu xanh/tháng, 75 tấn cà phê nhân/tháng, 20 tấn tiêu lép/tháng (tỉnh Đắk Lắk); còn Phúc Sinh Sơn La nắm Nhà máy cùng tên có tổng quy mô 45ha, giai đoạn I với vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng (hoạt động từ tháng 11/2018), năng suất 20.000 tấn cà phê tươi/năm, phục vụ cho thị trường xuất khẩu, tiêu dùng Việt Nam.
Với cà phê, vị doanh nhân họ Phan thậm chí còn có tham vọng mở rộng sức ảnh hưởng trong nước với hệ thống K Coffee – quản lý bởi công ty thành viên CTCP Hàng Tiêu dùng Phúc Sinh (thành lập vào tháng 1/2017). Hiện tại, hệ thống K Coffee có 6 chi nhánh gồm: K Coffee Võ Văn Kiệt, K Coffee Hải Phòng, K Coffee Nguyễn Thái Bình, K Coffee Phú Mỹ Hưng, K Coffee Phan Xích Long, K Coffee Hai Bà Trưng.
Ngoài ra, Phúc Sinh cũng tích cực tìm kiếm các đối tác chiến lược làm đại lý, nhà phân phối, hợp tác nhượng quyền thương hiệu….
Doanh nhân Phan Minh Thông. Ảnh: Báo Công thương.
Sự hình thành và phát triển của Phúc Sinh gắn liền với hình ảnh doanh nhân Phan Minh Thông. Sức ảnh hưởng đó thể hiện qua việc ông nắm các vị trí Chủ tịch HĐQT/Người đại diện theo pháp luật Phúc Sinh – hạt nhân của cả Group. Ngoài ra, tính đến tháng 8/2018, ông cũng là cổ đông lớn khi nắm 70% vốn Phúc Sinh cùng với 2 thể nhân khác là ông Nguyễn Trọng Phúc (10%) và bà Phạm Thị Tuyết Nhung – người cùng nhà ông Thông (20%). Cập nhật tại thời điểm tháng 11/2018, vốn điều lệ Phúc Sinh đạt 369 tỷ đồng.
Không những thế, ông Thông cũng là cổ đông chi phối tại loạt doanh nghiệp trong nhóm. Cụ thể: Ông nắm 75% vốn Phúc Sinh Sơn La (trong đó trực tiếp sở hữu 15%, 60% gián tiếp qua Phúc Sinh), nắm 98% vốn Phúc Sinh Đắk Lắk (trực tiếp sở hữu 8%, 90% gián tiếp qua Phúc Sinh), nắm 98% vốn Cà Phê Phúc Sinh (trực tiếp sở hữu 8%, 90% gián tiếp qua Phúc Sinh), sở hữu 80% vốn CTCP Hàng tiêu dùng Phúc Sinh.
Trong năm 2021, doanh thu thuần Phúc Sinh (công ty mẹ) đạt 3.873,3 tỷ đồng, tăng nhẹ 4,6% so với cùng kỳ năm trước. Trừ đi các chi phí, lãi ròng công ty còn 15,6 tỷ đồng, tăng 88%.
Con số lợi nhuận kể trên khá khiêm tốn so với quy mô vốn chủ sở hữu (408,3 tỷ đồng) và tổng tài sản (1.769,4 tỷ đồng) của công ty. Tính ra, ROE và ROA Phúc Sinh chỉ lần lượt đạt vỏn vẹn 3,8% và 0,88%.
Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh năm 2021 với loạt doanh nghiệp phải đóng cửa, giảm công suất vì dịch COVID-19, đây là kết quả khá tích cực. Ngoài ra, đây cũng là con số lãi sau thuế cao nhất của Phúc Sinh trong giai đoạn 2019-2021. Trước đó, công ty ghi nhận lãi ròng năm 2020 đạt 8,3 tỷ đồng, năm 2019 là 4,8 tỷ đồng.
Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản Phúc Sinh tại ngày 31/12/2021 đạt 1.769,4 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 51% so với số đầu kỳ. Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả 1.361,1 tỷ đồng (tăng mạnh 75,4%), vốn chủ sở hữu 408,3 tỷ đồng (tăng 2,7%).