Điều Kiện Để Được Học Thạc Sĩ

Điều Kiện Để Được Học Thạc Sĩ

Theo Thông tư số 15 ban hành năm 2014 của Bộ GD&ĐT, về quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, học viên hoàn toàn có thể tham gia chương trình học thạc sĩ trái ngành tại Việt Nam. Đặc biệt là những ngành học liên quan đến phát triển bền vững, vì yêu cầu đầu vào của chương trình rất đa dạng và chấp nhận học viên từ mọi lĩnh vực.

Theo Thông tư số 15 ban hành năm 2014 của Bộ GD&ĐT, về quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, học viên hoàn toàn có thể tham gia chương trình học thạc sĩ trái ngành tại Việt Nam. Đặc biệt là những ngành học liên quan đến phát triển bền vững, vì yêu cầu đầu vào của chương trình rất đa dạng và chấp nhận học viên từ mọi lĩnh vực.

Một số lưu ý điều kiện học thạc sĩ

Bên cạnh các quy định trên, theo quy định tại Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT thì trường hợp ứng viên là người nước ngoài ngoài các điều kiện trên tại khoản 4 Điều 5 còn quy định nếu công dân nước ngoài đăng ký theo học thạc sĩ bằng tiếng Việt thì phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) giảng dạy bằng tiếng Việt. Ngoài ra có thể còn phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo (nếu có).

Đối với chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện chung căn cứ theo khoản 5 Điều 5 trong trường hợp chương trình đào tạo được dạy và học bằng tiếng nước ngoài, ứng viên phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ sau đây:

+ Bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy; hoặc bằng tốt nghiệp đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy;

+ Một trong các văn bằng, chứng chỉ của ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy đạt trình độ tương đương từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Thời gian đào tạo chương trình thạc sĩ hiện nay là bao lâu?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

Theo đó đối với mỗi hình thức đào tạo, cơ sở đào tạo cung cấp kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa cho từng chương trình đào tạo để định hướng cho học viên. Thời gian đào tạo thạc sĩ được thực hiện theo quy định trên.

Trước nhu cầu học tập ngày càng nhiều mà việc tuyển sinh thạc sĩ của các trường phổ biến. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT với nhiều điểm mới đáng chú ý. Theo đó, Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2021 và áp dụng với các khóa trúng tuyển từ ngày có hiệu lực. Điều kiện học thạc sĩ cũng được thông tư quy định rất rõ ràng.

Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân sinh viên có thể tiếp tục học lên thạc sĩ với chương trình học tập cường độ, sự chuyên môn hóa, tự định hướng và đào tạo cao hơn thông qua giảng dạy và nghiên cứu.

Thạc sĩ là chỉ người có học vấn rông, trình độ chuyên ngành vững chắc sau khi được học nâng cao cùng kinh nghiệm làm việc đã được tích lũy trước đó họ sẽ có thêm kiến thức liên ngành và năng lực thực hiện công tác chuyên môn cũng như nghiên cứu khoa học chuyên ngành đào tạo.

Thạc sĩ là một trong những chương trình đào tạo quan trọng của nền giáo dục đáp ứng nhân sự phục vụ cho đất nước. Căn cứ theo Điều 5 Quy chế tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ ban hành kèm Thông tư 23 yêu cầu ứng viên dự tuyển thạc sĩ phải đáp ứng các điều kiện sau:

” 1. Yêu cầu đối với người dự tuyển:

a) Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu;

b) Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

c) Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.”

Như vậy để học thạc sĩ cần đáp ứng điều kiện nhất định. Cụ thể các điều kiện học thạc sĩ bao gồm:

+ Đáp ứng yêu cầu bằng cấp. Thí sinh cần tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành hoặc những chuyên ngành phù hợp với ngành mà bản thân đăng kí dự thi. Đây là điều kiện bắt buộc không ngoại trừ một ngành nào.

Bất cứ chương trình đào tạo cao học tại bất cứ trường nào đi chăng nữa thì luôn đảm bảo quy định về môn ngoại ngữ trong tuyển sinh. Do đó khi có mong muốn học thạc sĩ thí sinh cần phải cân nhắc trình độ ngoại ngữ của mình, học tập ôn luyện để dự tuyển theo từng ngành hoặc chuyên ngành đăng kí.

Ngoài ra cơ sở đào tạo cũng sẽ quyết định môn thi thứ hai. Đó sẽ là môn cơ bản, môn cơ sở ngành hoặc là môn chuyên ngành do chính cơ sở đào tạo yêu cầu trong hồ sơ đăng kí mà cơ sở đó gửi lên các cấp cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc cấp phép đào tạo.

+ Bên cạnh đó điều kiện thứ ba để học thạc sĩ cần đáp ứng các yêu cầu khác của Bộ Giáo dục.

Quy định về tổ chức tuyển sinh đào tạo thạc sĩ

Theo Điều 6 Quy chế ban hành kèm Thông tư 23, cơ sở đào tạo quyết định có thể tổ chức tuyển sinh trình độ thạc sĩ một hoặc nhiều lần trong năm khi đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình đào tạo thạc sĩ theo quy định hiện hành. Trong đó, phương thức tuyển sinh do cơ sở đào tạo quyết định bao gồm thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Ngoài ra, khi đáp ứng những điều kiện bảo đảm chất lượng để kết quả đánh giá tin cậy và công bằng như đối với tuyển sinh trực tiếp, thì cơ sở đào tạo được tổ chức tuyển sinh trực tuyến.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Điều kiện học thạc sĩ đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Điều kiện để được học thạc sĩ là gì?

Căn cứ Điều 5 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện để học thạc sĩ, cụ thể như sau:

* Yêu cầu đối với người dự tuyển:

- Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố.

- Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Ứng viên được xem là đáp ứng yêu cầu này khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

+ Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài.

+ Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do chính cơ sở đào tạo cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

+ Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục của Quy chế này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

- Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.

* Yêu cầu đối với ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài:

Ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của cơ sở đào tạo (nếu có).

* Đối với chương trình đào tạo được dạy và học bằng tiếng nước ngoài:

Ứng viên phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ, cụ thể khi có một trong những văn bằng, chứng chỉ sau đây:

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy;

- Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ của ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy đạt trình độ tương đương Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục của Quy chế này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.