Bích Nham Lục Giảng Giải

Bích Nham Lục Giảng Giải

Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nền văn hóa đa dạng và vô số điểm đến hấp dẫn, Mỹ luôn là điểm đến mơ ước của du khách toàn cầu.

Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nền văn hóa đa dạng và vô số điểm đến hấp dẫn, Mỹ luôn là điểm đến mơ ước của du khách toàn cầu.

TAM CỐC – VỊNH HẠ LONG TRÊN CẠN

Theo nghĩa tiếng Hán thì “Tam” là ba và  “Cốc” là hang, Tam Cốc chính là ba hang xuyên qua lòng của ba quả núi, gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả ba hang đều là những hang động xuyên thủy, được tạo thành bởi dòng sông Ngô đồng.

Hang Cả dài 127m, rộng 20m, đây là hang có nhiều nhũ đá đẹp, những chùm nhũ đá óng ánh sắc màu và phản chiếu xuống mặt nước long lanh.

Hang Hai cách hang Cả gần 1km, dài 60 m và rộng 18m. Trần hang là những nhũ đá muôn hình vạn trạng được người dân nơi đây ví như những bầu sữa mẹ ngọt ngào ngày đêm nhỏ nước đem sinh khí cho đời.

Hang Ba là hang động ngắn nhất, thấp nhất nhưng lại là hang hút gió nhất. Tới đây vào khoảng thời gian này, khi thuyền luồn vào trong hang, du khách sẽ có cảm giác mát lạnh và dễ chịu “nhầm đây Đà Lạt, tưởng đây non bông “.

Copyright © 2007 - 2024 Chùa Giác Ngộ

Chịu trách nhiệm: Thích Ngộ Dũng

Đêm Vọng Phục sinh vừa qua có bao nhiêu người lớn lãnh Phép Rửa tại các nhà thờ Việt Nam chúng ta? Tôi chưa tìm biết con số đích xác, nhưng trên mạng thì tôi chỉ mới nghe về vài địa điểm của Dòng Chúa Cứu Thế có cử hành Phép Rửa dịp này. Các anh chị em này được gọi là “tân tòng”, và tuần lễ Phục sinh này là giai đoạn ‘thần bí pháp’ (mystagogy) cho họ – trong đó họ được giúp để cảm nhận ý nghĩa của các bí tích khai tâm mà mình được trao ban… Nói nôm na, đức tin của họ còn non trẻ, mong manh, và cần được củng cố. Nhận thức và thực hành ‘thần bí pháp’ này của Giáo hội – từ thuở ban đầu và đã thành truyền thống – dường như hàm ý rằng: ước mong đức tin của người tân tòng (đạo mới) trở nên vững vàng như đức tin của các tín hữu cựu tòng (đạo gốc hay đạo dòng)!

Có lý! Nhưng chỉ có lý tương đối thôi! Gia đình tôi theo đạo từ đời các cụ cố nội ngoại, nay đã 125 năm, nhưng tôi không ước mong các anh chị em tân tòng hôm nay có đức tin giống như đức tin của người nhà mình hay của chính bản thân mình! Tôi biết nhiều người là tân tòng có đời sống đạo tuyệt vời… Mà nói cho cùng, tất cả các môn đệ nam nữ của Đức Giêsu thuở ban đầu ấy cũng đều là ‘tân tòng’ thôi. Cho đến khi Đức Giêsu chết và sống lại thì họ theo Người chưa được ba năm…

Quả thật, ‘cựu tòng’ nhiều khi cũng có điều bất lợi. Đó là khi người ta đóng kín và ‘chết nếp’ trong những cách hiểu đạo và sống đạo bất cập nào đó, trong những ‘truyền thống’ quen thuộc nào đó. Gần chùa gọi bụt bằng anh! Đó là khi người ta mất khả năng mở ra để biết ngạc nhiên và biết đón nhận điều mới mẻ. Tôi thường ước mong mình bớt ‘bị điều kiện hoá’, để có thể đọc câu chuyện của Đức Giêsu, gặp gỡ Người và rung cảm trước Người như thể lần đầu. Chắc chắn đó sẽ là một kinh nghiệm có sức khai trí và khai tâm nhiều lắm. Lần đầu, hay thuở ban đầu, là một kinh nghiệm khôn tả. Chúa đã không buồn trách Hội thánh Ê phê sô vì họ đã đánh mất “tình yêu thuở ban đầu” đó sao? Cần nhớ, Hội thánh này được nhìn nhận là rất kiên nhẫn, từng trải và dày dạn.

Hoá ra ‘tân tòng’ không hẳn là kém lợi thế hơn ‘cựu tòng’, thực tế có thể ngược lại. Anh chị em tân tòng hãy cảm ơn Chúa vì mình được cơ hội viết câu chuyện đức tin và tình yêu của mình trên trang giấy trắng. Một câu chuyện thật tuyệt vời đang mời gọi ngòi bút của anh chị em! Còn chúng ta, những tín hữu cựu tòng, vẫn còn cơ hội nếu biết khao khát làm mới lại đức tin và tình yêu ấy. Xin Chúa ban cho chúng ta “quả tim mới” và “thần khí mới”. Đây là thao thức mục vụ rất sâu xa của Đức Thánh cha Phan xi cô:

“Đức Ki tô đang sống! … Người mang sự tươi trẻ đến cho thế giới chúng ta, và mọi sự được Người chạm đến đều trở nên trẻ trung, mới mẻ, đầy tràn sức sống… Dù các con đi lạc xa đến đâu, Người là Đấng Phục Sinh vẫn luôn ở đó … chờ mong các con trở về với Người và bắt đầu lại mọi sự” (Christus Vivit, 1-2).

Đây cũng là cảm hứng và tầm nhìn của Phong trào linh đạo “Con Đường Tân Dự Tòng”, nhằm giúp cho mọi người sống kinh nghiệm TÂN TÒNG của mình! Bởi tình yêu đích thực thì luôn mới mẻ.

Tam Cốc – Bích Động là quần thể hang động ở vùng đất xã Ninh Hải, thành phố Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, Việt Nam [1][2][3].

Tam Cốc – Bích Động còn được biết đến với những cái tên nổi tiếng như "vịnh Hạ Long trên cạn" hay "Nam thiên đệ nhị động" là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Toàn khu vực bao gồm hệ thống các hang động núi đá vôi và các di tích lịch sử liên quan đến hành cung Vũ Lâm của triều đại nhà Trần. Quần thể danh thắng Tràng An - Tam Cốc được Thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt và đã được tổ chức UNESCO xếp hạng di sản thế giới.

Khu du lịch Tam Cốc-Bích Động nằm cách Quốc lộ 1 2 km, cách trung tâm thành phố Hoa Lư 7 km, cách thành phố Tam Điệp 9 km. Chủ yếu khu vực nằm trên xã Ninh Hải (Hoa Lư). Các trung tâm đón khách phân bố ở các điểm: Tam Cốc, Cố Viên Lầu, thung Nắng, thung Nham, chùa Bích Động, hang Múa.

Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động gồm nhiều tuyến tham quan du thuyền, đi xe đạp và đi bộ nối khoảng gần 20 điểm du lịch. Các tuyến chính của khu du lịch:

Tam Cốc, có nghĩa là "ba hang", gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả ba hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi. Tam Cốc là tuyến du thuyền được khai thác đầu tiên ở khu du lịch Tam Cốc – Bích Động.

Muốn thăm Tam Cốc, du khách xuống thuyền từ bến trung tâm. Thuyền đưa du khách trên dòng sông Ngô Đồng uốn lượn qua các vách núi, hang xuyên thủy, cánh đồng lúa. Thời gian đi và trở lại khoảng 2 giờ. Phong cảnh Tam Cốc, nhất là 2 bên dòng sông Ngô Đồng có thể thay đổi theo mùa lúa (lúa xanh, lúa vàng hoặc màu bạc của nước trên cánh đồng).

Các vách núi trên đường vào Tam Cốc

Đền Thái Vi là nơi thờ các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, các tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải và hoàng hậu Trần Thị Dung. Xưa vùng núi Tam Cốc là nơi nhà Trần về đây dựng hành cung Vũ Lâm trong kháng chiến chống Nguyên Mông. Có thể đi bộ đến đền Thái Vi từ hành trình Tam Cốc hoặc theo đường bộ cách bến thuyền Tam Cốc 2 km.

Động Thiên Hương nằm trên đường từ sông Ngô Đồng vào đền Thái Vi, là một động khô và sáng nằm ở lưng chừng núi có độ cao so với mặt đất khoảng 15 m. Động có chiều cao khoảng 60 m, sâu 40 m, rộng 20 m. Đỉnh động rỗng nên động còn có tên là Động Trời. Nằm gọn trong động là miếu thờ bà Trần Thị Dung, vợ vua Lý Huệ Tông. Là một người đã truyền cho nhân dân xã Ninh Hải nghề thêu ren.

Bích Động nằm cách bến Tam Cốc 2 km, có nghĩa là "động xanh", là tên do tể tướng Nguyễn Nghiễm, cha của đại thi hào Nguyễn Du đặt cho động năm 1773. Đây là một trong những thắng cảnh nằm trong nhóm được người xưa gọi là "Nam thiên đệ nhất động", cụ thể Bích Động được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhị động" tức động đẹp thứ nhì trời Nam [đứng sau động Hương Tích (Nam thiên đệ nhất động) ở Hương Sơn và đứng trước động Địch Lộng (Nam thiên đệ tam động) ở Kẽm Trống]. Bích Động gồm một động khô nằm trên lưng chừng núi (làm chùa Bích Động) và một hang động nước đâm xuyên qua lòng núi (gọi là Xuyên Thủy Động). Phía trước động là một nhánh sông Ngô Đồng uốn lượn bên sườn núi, bên kia sông là cánh đồng lúa.

Xuyên Thủy động là một động tối và ngập nước nằm dọc theo chiều dài khối núi Bích Động. Xuyên Thủy động như 1 đường ống hình bán nguyệt bằng đá dài khoảng 350 m uốn lượn từ phía Đông sang phía Tây. Bình quân bề rộng của Xuyên Thủy động là 6m, chỗ rộng nhất là 15 m. Trần và vách động thường bằng phẳng, tạo hoá như xếp từng phiến đá lớn thành mái vòm cung, bán nguyệt với muôn hình vạn trạng.

Lối vào Xuyên thủy động ở phía sau núi, đối diện với đường vào chùa Bích Động. Tại điểm kết thúc hành trình xuyên thủy động, du khách có thể leo núi để tới động và chùa Bích Động.

Chùa Bích Động là một ngôi chùa cổ gắn với núi đá mang đậm phong cách Á Đông. Chùa được dựng từ đầu đời nhà Hậu Lê. Trong chùa có quả chuông lớn đúc từ thời vua Lê Thái Tổ, mộ tháp các vị hòa thượng có công xây dựng chùa. Thời Lê Hiển Tông (1740-1786) chùa được trùng tu mở rộng thêm, bao gồm Chùa Hạ, Chùa Trung, Chùa Thượng, trải ra trên ba tầng núi.

Động Tiên là động khô đẹp của khu du lịch Tam Cốc – Bích Động. Động nằm cách chùa Bích Động gần 1 km. Phạm vi động gồm có ba hang lớn, rộng và cao. Trần động có nhiều vân đá, nhũ đá rủ xuống lấp lánh nhiều màu sắc trông như những rễ cây lớn. Trên trần có nhiều dơi và chim cư trú. Đứng từ bên ngoài nhìn động như một lâu đài tráng lệ. Các biến đổi của tự nhiên tạo nên những hình dáng kỳ thú của nhũ đá trong động với hình thù là cây tiền, cây thóc, ông tiên, cô tiên, con voi, con sư tử, con hổ, con kỳ đà, con rồng, con đại bàng, và cả những đám mây bay lượn nhiều màu sắc. Những khối đá trong động khi gõ vào sẽ tạo ra nhiều loại âm thanh rất lạ.

Chùa Linh Cốc nằm trong núi chùa Móc. Chùa quay hướng tây, phía trước là một cánh đồng nước. Theo văn bia đặt ở chùa, Linh Cốc có từ triều vua Trần Thánh Tông. Sân chùa rộng ở ngay chân núi, hai bên sân có nhà thờ tổ. 3 gian quay hướng tây bắc, đặt tượng thờ thánh tăng là đức A Nam Đà và đức tổ tây, mũi cao, tóc quăn, râu quai nón là người Ấn Độ. Nhà trai 5 gian, quay hướng đông nam.Điện Mẫu quay lưng vào sườn núi, hướng tây nam, xây dựng theo kiểu chữ " Tam". Hậu cung là một gian thờ Tam Toà Thánh Mẫu gồm: Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Liễu Hạnh. Thiêu hương gồm 3 gian thờ Công Đồng Thánh Mẫu, Tiền Đường 5 gian, gian cuối bên tay trái có treo quả chuông.

Là các tuyến du lịch trước đây thuộc quy hoạch khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, hiện đã được tách ra thành khu du lịch có Ban quản lý riêng nhưng vẫn kết nối với các điểm du lịch của các khu vực này với khu du lịch Tam Cốc – Bích Động.

Bắt đầu từ bến thuyền Đình Các (Tam Cốc), Du khách đi khoảng hơn 500 mét đường bộ là đến bến thuyền Thạch Bích để đi thung Nắng. Vượt qua một quãng đường thủy với hai bên là đồng lúa rì rào, núi non trùng điệp, qua đền Vối. Tiếp tục hành trình, du khách thăm thung nắng với một vùng trời mây, non nước bao bọc xung quanh. Với khoảng 3 km đường thủy đi bằng thuyền du khách sẽ đến với nhiều huyền thoại như núi Ba Dọi, Núi Cóc, núi Măng, núi Vàng… Thuyền đưa du khách qua hang Thung Nắng dài khoảng 100 m là đền Thoong Nắng. Đền được xây dựng trong một không gian tĩnh lặng, lưng Đền dựa vào thế núi linh thiêng là nơi thờ Chúa thượng ngàn. Sau khi thăm Thung Nắng xong trên đường quay ra tới bến Cây Gạo du khách tới thăm đền Vối. Đền Vối có cách đây hàng trăm năm, được xây dựng bằng đá, với các đồ thờ bằng đá được chạm khắc công phu, tỉ mỉ. Đền Vối có từ thời nhà Lê thờ ông Lý Đông Hải là quan chấn trạch sơn lâm.[5]

Thung Nắng thuộc thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, thành phố Hoa Lư. Đường vào Thung Nắng phải đi bằng thuyền khoảng 3 km. Hai bên đường đi có nhiều cỏ lác, lau sậy. Bên dưới làn nước mát trong veo là hệ động vật phong phú, sinh động. Môi trường sinh thái ở Thung Nắng vẫn giữ được nét hoang sơ. Khách du lịch thực sự được nghỉ ngơi thư giãn và có cảm giác thoải mái giữa một không gian yên tĩnh, dễ chịu. Khi thuyền đưa vào hang, Du khách sẽ cảm thấy mát lạnh vì trần hang rất thấp, các nhũ đá rủ xuống với muôn hình muôn vẻ khác nhau. Trước cửa hang là những bụi cây lau sậy um tùm. Tại đây du khách có thể neo đậu thuyền để nghỉ ngơi, chụp ảnh và ngắm nhìn cảnh đẹp. Cả một vùng chiêm trũng rộng lớn vẫn giữ được nét nguyên sơ mà thiên nhiên đã hình thành. Vào thời gian buổi chiều, những đàn cò trắng bay về đậu kín cả vùng đất ngập nước tạo nên một nét hấp dẫn đặc trưng của thung Nắng. Thung Nắng được kết nối theo tuyến du lịch: Thạch Bích – Thung Nắng - Đền Vối – Hang Thung Nắng - Đền Thung Nắng – Thung Nắng trong – Thung Nham – Rừng nguyên sinh – Hang Bụt – vườn chim – Hang Ghé – Hang Chùa.

Cố Viên Lầu là khu nhà cổ gồm nhiều ngôi nhà được sưu tầm chủ yếu tại Ninh Bình khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Năm 2008, khu nhà cổ Cố Viên Lầu được ngành Văn hóa – Du lịch Ninh Bình bổ sung vào khu du lịch Tam Cốc – Bích Động. Cố Viên Lầu nằm ngay cạnh bến thuyền Tam Cốc và trên đường đi đền Thái Vi.

Những ngôi nhà cổ ở Cố Viên Lầu chủ yếu được xây dựng từ thời nhà Nguyễn trở lại đây nhưng cũng thể hiện được nét văn hóa độc đáo và đặc trưng trong kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Khu du lịch Thung Nham - Vườn chim là một tuyến du ngoạn sinh thái thuộc quần thể danh thắng Tràng An, mới hơn so với Tam Cốc. Khu du lịch này nằm tại thôn Hải Nham, xã Ninh Hải, thành phố Hoa Lư, cách chùa Bích Động khoảng 5 km về phía Tây với các điểm tham quan chính là động Vái Giời, động Tiên Cá và thung Chim.

Vườn chim thuộc thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, cách chùa Bích Động khoảng 5 km đường bộ. Trên những chiếc thuyền nan, du khách sẽ được hoà mình vào thiên nhiên, sông nước, tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ của hang Chùa, động Thủy Cung rồi du thuyền vào thung chim ngắm thế giới của các loài chim lạ.

Điểm dừng chân đầu tiên trong khu du lịch sinh thái Thung Nham là động Vái Giời. Từ dưới chân núi du khách đi lên 439 bậc đá sẽ tới cửa Động. Động Vái Giời rộng khoảng 5000 m2, được chia làm 3 tầng riêng biệt: tầng Địa Ngục, tầng Trần Gian và tầng Thiên Đường. Xuống tầng Địa Ngục xem những nhũ đá với nhiều hình thù kỳ dị khác nhau tùy theo trí tưởng tượng của mỗi người, các khối nhũ đá được ánh sáng từ cửa hang chiếu vào lấp lánh. Tầng Trần Gian bằng phẳng hơn được nối với Tầng Thiên Đường bằng những bậc thang nhân tạo. Tầng Thiên Đường nằm trên cao nhất, nhìn ra một không gian rộng mở của Ninh Bình như bầu trời, cánh đồng lúa và những ngọn núi phía xa xa.

Vượt qua các hang thuyền sẽ đưa du khách đi đến vườn Chim. Trước mắt du khách là một vùng trời mây non nước trùng điệp, với những hàng cây mọc thẳng hàng ở trên mặt nước, và hàng ngàn, hàng vạn con chim ríu rít bay về đậu trên những cành cây trắng xoá. Một điều thú vị nữa là du khách sẽ được thăm thung lũng miệt vườn với rất nhiều hoa trái, cây Duối nghìn năm tuổi, cây đa di chuyển,...

Động Thiên Hà nằm trong dải núi Tướng với độ cao gần 200m là một phần của bức tường thành thiên nhiên vững chắc bao bọc, bảo vệ phía tây nam kinh đô Hoa Lư thế kỷ thứ X, gắn liền với những địa danh lịch sử, văn hoá như Bến thuyền Nhà Lê, Núi Phật Đầu Sơn, Thửa Ruộng Đấu Lính...

Từ bản Mường Thổ Hà, xã Sơn Hà, du khách xuống thuyền trên dòng kênh nhỏ có chiều dài chừng 1 km xen giữa cánh đồng quê. Du khách tiếp tục bộ hành trên con đường đá dài 500m ven chân núi Tướng để tới cửa động. Động có chiều dài 700m bao gồm động khô dài 200m và động nước dài 500m. Những hình dáng do đá núi tạo ra được gọi tên như: đây là chú Cáo Lỗ đang chén mồi, kia là Voi phục, Hổ rình mồi, khỉ leo cây… cao hơn có khám thờ với hình ảnh Đức Phật, thầy Đường Tăng đang tụng kinh cầu an cho các đồ đệ... tất cả đều gợi trí tò mò, khám phá của du khách.

Hang Bụt toạ lạc giữa lòng núi Tướng cách trung tâm thành phố Hoa Lư 8 km, cách chùa Bích Động 1Km, trong khu rừng đặc dụng Hoa Lư thuộc thôn Thôn Hải Nham, Xã Ninh Hải. Hang Bụt hiện dài gần 500 m, lòng hang rất rộng và có nhiều nhũ đá với hình thù kỳ lạ. Nằm chính giữa hang là một tấm nhũ đá cao 1,5 m rộng 2 m có hình thù giống như một ông bụt hiện ra. Đến với Hang Bụt, du khách được đi thuyền chèo tay, ngoạn cảnh thiên nhiên hoang sơ, kỳ bí của núi rừng sông nước. Trong lòng hang nhiều vòm xoáy lạ mắt kích thích trí tưởng tượng du khách.[6]

Du lịch hang Bụt hiện ở Sơn Hà, du khách còn được di chuyển bằng xe đạp qua những con đường làng rợp bóng tre tìm hiểu về văn hoá phong tục của nông dân vùng lúa nước, thử làm mục đồng chăn trâu, tát cá, bắt cua, xay lúa giã gạo, hay thưởng thức những món ăn dân dã do chính mình làm ra, bắt được như cá rô nướng, canh cua ăn với cà muối…

Thuộc địa phận thôn Khê Hạ, xã Ninh Xuân. Đây là khu du lịch nhân tạo với các dịch vụ như leo núi, nghỉ ngơi cuối tuần và hội nghị. Hang Múa đã được kết nối với Tam Cốc theo tuyến du lịch tham quan: Bến Cây Đa – Bến Thánh – Hang Cả - Hang Múa – Hang Hai – Hang Ba – Suối Tiên – Khu Du lịch Hang động Tràng An. Tương truyền, hang Múa là nơi biểu diễn văn nghệ, múa hát của các cung nữ thời nhà Trần trước đây.

Tam Cốc – Bích Động là một trong những khu du lịch được đầu tư sớm ở Việt Nam, lại nằm trên Quốc lộ 1, gần trung tâm 2 thành phố Hoa Lư và thành phố Tam Điệp nên có điều kiện thuận lợi phát triển hạ tầng du lịch. Tại đây có hẳn một ban quản lý điều hành các dịch vụ du lịch. Nơi đây phát triển khá sớm mô hình du lịch cộng đồng, nhà nước và nhân dân cùng làm.

Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động có hệ thống khách sạn khá tốt. Khách sạn tập trung nhiều ở khu bến thuyền Tam Cốc, làng quần thể du lịch Ninh Bình và trên tuyến đường từ Tam Cốc tới Bích Động.

Hơn 6 năm trôi qua, cầu Bãi Cháy vẫn nằm đó, nối Hòn Gai với Bãi Cháy qua eo biển Cửa Lục thuộc tỉnh Quảng Ninh, là cây cầu dây văng một mặt phẳng đầu tiên và có nhịp cầu chính dài nhất thế giới. Nơi đó, bao tiếng khóc đã cất lên, bao nỗi niềm đã dàn trải. Những bước chân của người đi qua đây cũng như nặng trĩu. Có ai đó dừng lại cầu để ngắm vẻ đẹp của vùng đất Mỏ, họ lại được “áp” cho cái suy nghĩ: Có thể là một nhân vật “chán sống”.

Từ độ cao hơn 50m từ cầu rơi xuống nước, sẽ chẳng có cơ hội sống sót. Nhưng sự thật ấy đã bị phủ nhận bởi 3 người "mắt trần da thịt".

Mang theo câu chuyện về những người đã từng hóa thân mình vào dòng nước lạnh chảy dưới chân cầu Bãi Cháy tới gặp anh Trần Văn Kiểm, giám đốc chi nhánh ANTT cầu Bãi Cháy, tôi nhận được nhiều những chia sẻ rất đời thường của anh.Với những cái tên như Nguyễn Huy Hùng, V.A, Nguyễn Văn Hải – những người đã góp phần giải “lời nguyền tử thần” cho cây cầu, anh Kiểm cười nói rằng: “Còn tùy thuộc vào tư thế nhảy nữa để quyết định tới việc sống sót của họ khi rơi từ độ cao hơn 50m xuống nước”.Là người gắn bó với cây cầu từ ngày nó mới bắt đầu thông xe, anh Kiểm cười lớn hơn khi được hỏi về những “lời nguyền” đã từng xuất hiện qua những câu chuyện của người đời: “Tôi đã gặp không ít những công nhân làm cầu và cũng mang những chuyện “đồn” như bạn vừa nói ra hỏi họ. Nhưng chính họ cũng cười tôi. Làm cầu mục đích chính là đảm bảo giao thông, phát triển kinh tế chứ ai muốn làm ra để cho dân mình đi tự tử đâu”. Rồi anh lắc đầu trước những lời đồn thổi không có cơ sở ấy.Tôi đã từng đọc trên một tờ báo mạng ghi rõ: “Đồn rằng, một ngày nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đi qua cầu Bãi Cháy, bất giác bà nghe thấy những tiếng khóc, kêu cứu của những oan hồn bị quỷ dữ cử đến đây bắt người…”. Và sau sự sống sót kì diệu của ba nhân vật đã từng nhảy cầu Bãi Cháy, những câu truyện truyền khẩu lại càng mang màu sắc huyền bí. Nhiều người cho rằng, sở dĩ có được sự thần kì ấy là do nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã về đây làm lễ cầu siêu mới hóa giải được dớp tử thần - “lời nguyền của Hà Bá”.Nhưng từ anh Cường, công nhân nhà máy cầu đường ngay ở cầu Bãi Cháy, chị Lệ (người bán hàng nước ngay dưới chân cầu) cho tới anh Nguyễn Ngọc Hải (nhân viên chi nhánh ANTT cầu Bãi Cháy) rồi anh Kiểm đều khẳng định, chẳng có chuyện oan hồn hay quỷ dữ ở đây. Và nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cũng chưa bao giờ làm lễ cầu siêu ở cây cầu vốn “nức danh” là “điểm đến” của những người muốn “tự tử”. Trong số đó thanh niên có, người trung tuổi có thậm chí cả những người đang ở lứa tuổi học sinh. Họ đến từ nhiều tỉnh thành: Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh…Qua cuộc điện thoại trao đổi với nhà ngoại cảm, chúng tôi cũng nhận được câu trả lời trùng khớp với lời khẳng định của những người vốn gắn bó với cây cầu. Chưa một lần tới cầu Bãi Cháy nên cũng chẳng có chuyện cầu siêu hay làm lễ ở đây. Đó là lời khẳng định của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng để “giải oan” cho cây cầu tử thần.Trở lại câu chuyện của anh Kiểm tại cây cầu Bãi Cháy, mỗi khi nhắc tới những trường hợp đã không thoát khỏi ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết khi chọn cho mình “điểm dừng” là cây cầu này, nét mặt anh Kiểm lại buồn hơn: “Đó là mặt trái của xã hội. Chẳng ai có thể nói, sẽ không còn người buôn bán ma túy hay người lô đề, phá sản. Cũng chẳng ai có thể khẳng định sẽ không có chuyện tình yêu tan vỡ rồi chuyện lục đục vợ chồng, chuyện bố mẹ mắng con cái... Giải pháp duy nhất để giúp hạn chế các vụ tử tử trên cầu Bãi Cháy, theo tôi nghĩ, không ai giao nhưng chúng tôi vẫn làm. Đó là, trong quá trình tuần tra bảo vệ cầu, xử lý các sự việc giao thông, nếu phát hiện có những đối tượng có biểu hiện không bình thường thì cố gắng bằng cách này cách khác tiếp cận người ta một cách văn minh lịch sự. Đây là việc làm nhân đạo nhưng không phải dễ thực hiện”.Anh Kiểm cũng nhắc tới giải pháp chăng lưới để làm “phá sản” những ý định nhảy cầu. Nhưng rồi anh lắc đầu khi thấy tính không khả thi của giải pháp này. Với anh, giải pháp lâu dài chính là sự vào cuộc của toàn xã hội, các cơ quan chức năng giúp tuyên truyền, giáo dục cách sống, lối suy nghĩ cho đại bộ phận người dân trong xã hội.Tạm biệt cầu Bãi Cháy, tôi thực sự bị ám ảnh bởi câu nói của chị Lệ: “Đừng đùa với cầu Bãi Cháy”. Và thầm mong rằng những câu chuyện mình được kể là chuyện đau buồn cuối cùng diễn ra trên cây cầu vững chãi này.

Đây là bài kinh quý vị tụng hằng ngày, nhưng nhiều khi tụng mà chưa hiểu hết được nghĩa, thành ra lợi ích cũng không được đầy đủ. Cho nên cần phải học để hiểu được nghĩa, hiểu được lý kinh, rồi ứng dụng tu hành, như vậy, tụng kinh sẽ thấm sâu hơn và đầy đủ ý nghĩa nhiều hơn.

Bát Nhã Tâm Kinh nói đủ là Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, nguyên bản là chữ Phạn, dịch ra chữ Hán thì có đến mấy bản dịch:

- Thứ nhất là Ngài Cưu Ma La Thập dịch, để tên là "Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đại Minh Chú Kinh".

- Thứ hai là Ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch, đề tên là "Bát Nhã Ba La Mật Đa Na Đề Kinh".

- Thứ ba là Ngài Bát Nhã và Ngài Lợi Ngôn cùng dịch, đề tên là "Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh".

- Thứ tư là Ngài Pháp Nguyệt dịch, đề tên là "Phổ Biến Trí Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh".

- Thứ năm là Ngài Trí Huệ Luân dịch, để tên là "Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh".

- Thứ sáu là Ngài Thi Hộ dịch, đề tên là "Phật Thuyết Thánh Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh".

Và bản chúng ta học đây là do Ngài Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch. Đó là dịch từ tiếng Phạn ra tiếng Hán. Dịch ra tiếng Việt cũng có nhiều bản, như là bản của Hòa thượng Thích Trí Quang, bản của Hòa thượng Thích Trí Thủ, bản của Hòa thượng Thích Thiện Hoa, bản của Thiền sư Thích Nhất Hạnh v.v... Chúng ta học ở đây là bản tụng hằng ngày của Hòa thượng Tôn sư dịch. Gần đây có thêm bản dịch của Hồng Như dịch từ bản Tây Tạng qua bản dịch tiếng Anh. Trong những bản này thì có bản dịch lược, có bản dịch đầy đủ. Bản mình học của Ngài Tam tạng Huyền Trang là lược dịch, không có phần đầu và phần cuối. Còn có những bản đầy đủ như bản dịch từ Tây Tạng thì có phần đầu là "Tôi nghe như vầy, Phật ở núi Linh Thứu nói kinh này..."; hoặc là bản của Ngài Bát Nhã và Lợi Ngôn cũng vậy, cũng có phần đầu và phần cuối: "Tín thọ phụng hành...".

Là Ngài Đường Tam Tạng Huyền Trang. Ngài thông được cả ba tạng Kinh, Luật, Luận, sống vào thời Đường nên gọi là Đường Huyền Trang. Ngài sinh năm 602, tịch năm 664. Tên thế tục là Trần Huy, người tỉnh Hà Nam, cũng có người anh xuất gia, pháp hiệu là Trường Tiệp.

Năm Ngài 13 tuổi, đặc biệt được vị quan nhà Tùy là Trịnh Thiện Quả đặc cách cấp độ điệp cho xuất gia làm tăng. Tức là thời đó không phải muốn vào xuất gia là dễ, phải có triều đình cho tuyển thi. Trong đó có đợt tuyển thi khoảng hai mươi mấy ba chục người thôi, Ngài Huyền Trang lúc đó mới 13 tuổi, thành ra không được dự thi. Cho nên, Ngài chỉ đứng ở bên ngoài dòm coi thôi chứ không được tham dự, nhưng ông quan này từ xa thấy cốt cách của Ngài có vẻ khác thường. Ông mới kêu lại hỏi và thấy đối đáp lanh lợi nên có cảm mến. Ông nghĩ rằng đây chắc sẽ làm bậc làm pháp khí cho Phật pháp sau này, do đó ông mới cho đặc cách xuất gia.

Năm 21 tuổi, Ngài được thọ giới Tỳ-kheo, tới năm 26 tuổi (có chỗ nói là 28 tuổi) khởi hành đi Ấn Độ cầu kinh pháp.

Trải qua nhiều gian nan, khổ nhọc cho đến nguy hiểm cả tính mạng nhưng vẫn không làm Ngài sờn lòng thối chí, Ngài vẫn kiên cường vượt qua tất cả để thành tựu chí nguyện vẻ vang cả Ấn Độ và Trung Hoa thời đó. Ngày xưa là phải đi bộ, đi ngựa, qua những vùng sa mạc mà chỉ có một người một ngựa không có người thứ hai làm bạn. Nhìn trên trời lại không có bóng chim nữa, thêm là những cảnh ma quái rùng rợn đe dọa. Có lần đi trong sa mạc, mà bình nước đem theo, Ngài lỡ tay làm rớt đổ hết, coi như là thất vọng. Đi sa mạc mà không có nước thì làm sao đi, Ngài định quay ngựa lại để tìm nước rồi đi tiếp. Nhưng đi được một đoạn Ngài mới nghĩ: "Mình đã thề không đến được Tây Thiên thì không lùi một bước về hướng đông, tại sao bây giờ mình lại quay trở lại!". Ngay đó, Ngài quay đầu ngựa đi tiếp. Quý vị thấy ý chí Ngài phi thường vậy đó. Ngài tiếp tục phải vượt qua núi Tuyết rồi gặp bao trở ngại, giặc cướp, ngôn ngữ bất đồng v.v..., đủ thứ khó khăn nhưng Ngài vượt qua hết. Ngài đúng là con người mà mình phải học nhiều và đáng kính nể.

Rồi đến 44 tuổi, Ngài về nước, bấy giờ mới là vẻ vang. Mọi người nghe tới Ngài về nước như là thần thánh vậy. Thời đó mà từ Trung Hoa đi qua Ấn Độ thỉnh kinh trở về thì không tưởng tượng nổi. Ai cũng hâm mộ muốn xem mặt của Ngài ra sao, kinh thành Trường An lúc đó nhộn nhịp đón mừng, người người chen nhau chiêm ngưỡng chật cứng hết, cảnh tượng coi như chưa từng có.

Sau đó, Ngài mới lo dịch kinh, thuyết pháp. Chủ trương dịch kinh của Ngài là trung thành với nguyên bản, chứ không dịch ý như Ngài Cưu Ma La Thập. Hội đồng dịch kinh tổ chức rất là quy mô, nghiêm túc. Cuối cùng vào ngày mùng 5 tháng 2 năm Giáp Tý, niên hiệu Lân Đức thứ hai, 664 Tây Lịch, tức đời vua Cao Tông nhà Đường thì Ngài thị tịch tại cung Ngọc Hoa, thọ 63 tuổi.

Nghe tin Ngài tịch, vua Đường Cao Tông cảm rơi nước mắt. Nhà vua rất buồn và ra lịnh bãi triều ba ngày để kỷ niệm, đồng thời nói với các quan: "Trẫm nay đã mất một quốc bảo rồi!". Khu cử hành tang lễ, hơn một trăm vạn người đến đưa tiễn, lòng người rất là ngưỡng mộ. Đến hôm đưa đi nhập tháp thì có hơn ba vạn người ngủ lại nơi mộ. Cho thấy lòng người kính mộ Ngài như vậy đó.

Nguồn gốc bản Tâm Kinh Bát Nhã tiếng Phạn mà Ngài Huyền Trang nhận được để dịch cũng có tính cách hơi huyền bí nữa. Theo tư liệu Đôn Hoàng ghi lại, nhân Ngài bắt đầu đi thỉnh kinh, khi đến Ích Châu nghỉ lại nơi chùa Không Huệ, gặp một vị tăng bệnh cùng nhau hỏi thăm nói chuyện qua lại. Vị tăng ấy biết được ý nguyện của Ngài đi Thiên Trúc thỉnh cầu kinh pháp nên rất cảm kích mới truyền cho Ngài bài Tâm Kinh Bát Nhã này để thọ trì trên đường đi hầu giúp cho có những cảm ứng linh nghiệm trong chuyến đi. Cho nên trên đường đi khi gặp những gì trở ngại Ngài cũng thường tụng bài Tâm Kinh Bát Nhã. Rồi khi Ngài đến Ấn Độ, bỗng gặp lại vị tăng đó, vị đó đến chúc mừng, rồi thố lộ cho biết chính là Bồ-tát Quán Thế Âm thị hiện. Nói xong vị ấy liền vọt lên hư không đi mất. Đó là một chút tư liệu thêm về bản Bát Nhã Tâm Kinh này.

(QK7 Online) – Chiều 25/10, Học viện Lục quân tổ chức Lễ bế giảng khóa đào tạo cao cấp lý luận chính trị khoá 7 và trao bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh khóa 30B, 31A, K16.

Trao bằng tốt nghiệp cho các học viên. Ảnh Tiến Linh.

Đại tá Nguyễn Văn Hậu, Phó Giám đốc Học viện Lục quân trao bằng tốt nghiệp cho các học viên. Ảnh Tiến Linh.

Phát biểu tại lễ bế giảng, Đại tá Nguyễn Văn Hậu, Phó Giám đốc Học viện Lục quân nhấn mạnh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan tích cực, chủ động tham mưu đề xuất nhiều chủ trương, biện pháp, chủ động hiệp đồng và tổ chức thực hiện chặt chẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đội ngũ cán bộ, giảng viên luôn tận tụy, tâm huyết, trách nhiệm, đã chủ động khắc phục khó khăn, tích cực nghiên cứu đổi mới, nâng cao chất lượng bài giảng. Hệ 2, Hệ 4 đã phát huy tinh thần trách nhiệm, tăng cường công tác quản lý, giáo dục và rèn luyện học viên; các đồng chí học viên đã chủ động, tích cực, trách nhiệm cao trong học tập, rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ khóa học.

Thiếu tướng Nguyễn Công Sơn, Phó Chính ủy Học viện Lục quân trao thưởng cho các học viên đạt thành tích cao. Ảnh Tiến Linh.

Đại tá Nguyễn Văn Hậu chúc mừng hơn 400 học viên, nghiên cứu sinh đến từ các đơn vị trong toàn quân đã hoàn thành xuất sắc khóa học. Với kết quả 100% đạt yêu cầu. Đồng chí Phó Giám đốc Học viện Lục quân tin tưởng rằng, các đồng chí trên từng nhiệm vụ, cương vị công tác sẽ vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học vào quản lý, chỉ huy và công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng đơn vị, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Wir verwenden Cookies und Daten, um

Wenn Sie „Alle akzeptieren“ auswählen, verwenden wir Cookies und Daten auch, um

Wenn Sie „Alle ablehnen“ auswählen, verwenden wir Cookies nicht für diese zusätzlichen Zwecke.

Nicht personalisierte Inhalte und Werbung werden u. a. von Inhalten, die Sie sich gerade ansehen, und Ihrem Standort beeinflusst (welche Werbung Sie sehen, basiert auf Ihrem ungefähren Standort). Personalisierte Inhalte und Werbung können auch Videoempfehlungen, eine individuelle YouTube-Startseite und individuelle Werbung enthalten, die auf früheren Aktivitäten wie auf YouTube angesehenen Videos und Suchanfragen auf YouTube beruhen. Sofern relevant, verwenden wir Cookies und Daten außerdem, um Inhalte und Werbung altersgerecht zu gestalten.

Wählen Sie „Weitere Optionen“ aus, um sich zusätzliche Informationen anzusehen, einschließlich Details zum Verwalten Ihrer Datenschutzeinstellungen. Sie können auch jederzeit g.co/privacytools besuchen.

Nước Mỹ, hay còn gọi là Hoa Kỳ, luôn là điểm đến hấp dẫn với nền văn hóa đa dạng và cảnh đẹp hùng vĩ. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn băn khoăn về vị trí địa lý của quốc gia này. Vậy nước Mỹ thuộc châu lục nào? Hãy cùng VISCO khám phá câu trả lời và những thông tin thú vị về đất nước cờ hoa nhé!

Câu trả lời chính xác là Châu Mỹ. Nước Mỹ, hay Hoa Kỳ, là một quốc gia nằm ở Bắc Mỹ, cùng với Canada. Đây là hai quốc gia có diện tích và tầm ảnh hưởng lớn nhất khu vực này.