TH Group, Nafoods, Doveco và Lavifood đã xây dựng 6 nhà máy với tổng vốn đầu tư 5.300 tỷ đồng để đạt đầu ra 150.000 tấn sản phẩm hàng năm. Nhà máy trị giá 1.500 tỷ đồng của Tanifoods tại tỉnh Tây Ninh do Lavifood đầu tư đã đi vào vận hành vào đầu năm 2019. Nhà máy này có thể chế biến trái cây ở 4 cấp độ: (i) xử lý cơ bản, đóng gói để xuất khẩu tươi; (ii) cấp động; (iii) sấy khô trái cây; và (iv) sản xuất nước trái cây. Tanifoods đang hoàn thiện quy trình để xin cấp phép xử lý trái cây tươi cho xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hàn Quốc và Nhật Bản.
TH Group, Nafoods, Doveco và Lavifood đã xây dựng 6 nhà máy với tổng vốn đầu tư 5.300 tỷ đồng để đạt đầu ra 150.000 tấn sản phẩm hàng năm. Nhà máy trị giá 1.500 tỷ đồng của Tanifoods tại tỉnh Tây Ninh do Lavifood đầu tư đã đi vào vận hành vào đầu năm 2019. Nhà máy này có thể chế biến trái cây ở 4 cấp độ: (i) xử lý cơ bản, đóng gói để xuất khẩu tươi; (ii) cấp động; (iii) sấy khô trái cây; và (iv) sản xuất nước trái cây. Tanifoods đang hoàn thiện quy trình để xin cấp phép xử lý trái cây tươi cho xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hàn Quốc và Nhật Bản.
Sau thành công của Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, đoàn công tác và các nhà đầu tư hạ tầng đã có các cuộc tiếp xúc và làm việc với Tập đoàn Toho Gas và Tập đoàn Kobelco Eco-Solution tại Tokyo và Kyoto.
Các doanh nghiệp tại Nhật Bản có các thế mạnh phù hợp với lĩnh vực mà tỉnh Nghệ An đang kêu gọi thu hút đầu tư: công nghiệp, tư vấn xây dựng, linh kiện điện tử, thiết bị thông minh, xử lý môi trường, nước thải, nước sạch.
Tại các cuộc làm việc, tỉnh Nghệ An quan tâm khả năng hợp tác trong việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp thông minh, khu công nghiệp xanh, đồng thời quan tâm hợp tác triển khai các công nghệ xử lý môi trường tiên tiến, nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Lãnh đạo tỉnh Nghệ An nhấn mạnh, quan điểm xuyên suốt của Nghệ An là luôn đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư từ khi nghiên cứu khảo sát, thực hiện thủ tục đến khi dự án hoạt động ổn định.
Các tập đoàn bày tỏ sẵn sàng hợp tác với tỉnh Nghệ An trong việc thực hiện các dự án môi trường, góp phần xây dựng một hệ sinh thái xanh, sạch và bền vững. Đồng thời, tỉnh Nghệ An mong muốn các tập đoàn của Nhật Bản vận động hỗ trợ các tổ chức, ngân hàng ở Nhật Bản tài trợ các nguồn vốn viện trợ, vay ưu đãi để đầu tư vào lĩnh vực xử lý môi trường, nước thải, nước sạch để phát triển bền vững...
Chuyến công tác của tỉnh Nghệ An tại Nhật Bản từ ngày 20-24/9 đã kết thúc thành công, mở ra nhiều triển vọng hợp tác mới giữa tỉnh và các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản.
Những kết quả đạt được trong chuyến công tác này không chỉ khẳng định vị thế và tiềm năng của Nghệ An trong mắt các nhà đầu tư quốc tế, mà còn thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, chuyển giao công nghệ và phát triển bền vững, đồng thời, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Nghệ An theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường và hội nhập quốc tế. Đây cũng là bước tiến quan trọng, góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, hướng tới mục tiêu chung là phát triển bền vững và thịnh vượng cho cả hai bên.
Nguồn: baonghean.vn (26/9/2024)