Cách Làm Bánh Mì Thịt Nướng Huế

Cách Làm Bánh Mì Thịt Nướng Huế

Cảm ơn bạn đã để lại thông tin Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất

Cảm ơn bạn đã để lại thông tin Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất

Thị trường bán bánh mì thịt ở Việt Nam

Bánh mì là một trong những món ăn đường phố lâu đời của Việt Nam, được coi là đặc sản mà không du khách nào có thể bỏ lỡ mỗi khi đặt chân đến nơi này. Hương vị của bánh mì vô cùng đa dạng, tùy vào loại nhân mà người mua lựa chọn, tùy vào cách chế biến của mỗi cửa hàng, bánh mì lại mang một hương vị độc đáo riêng biệt. Tuy nhiên, điểm chung của tất cả những chiếc bánh mì chính là sự tiện lợi của chúng.

Để làm nên một chiếc bánh mì hoàn chỉnh với những nguyên liệu đã được chuẩn bị sẵn, có thể chủ cửa hàng chỉ tốn 3 - 5 phút. Có thể tin được không? Cũng vì lẽ đó, khó có cửa hàng kinh doanh bánh mì nào bị lỗ vốn khi mở tại Việt Nam. Người Việt Nam vô cùng yêu thích món ăn đường phố này, không khó để bắt gặp 2 -3 cửa hàng bán bánh mì trên cùng một con phố, nhất là ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh.

Có rất nhiều loại bánh mì có thể kinh doanh như: bánh mì trứng, bánh mì pate, bánh mì xúc xích,... Tuy nhiên, có lẽ do sở thích của người Việt Nam, bánh mì thịt được coi là loại bánh mì bán chạy nhất. Trung bình 1 ngày thường, 1 cửa hàng bánh mì không quá nổi tiếng cũng sẽ bán ra được xấp xỉ 20 chiếc bánh mì thịt. Đối với các thương hiệu nổi tiếng như Bánh mì Phố, Bami Bread, Bánh mì V+,.... con số bánh mì thịt được bán ra còn lớn hơn gấp nhiều lần, lên đến 50 - 100 cái chỉ trong vòng 1 ngày.

Thị trường bán bánh mì thịt ở Việt Nam

Bán bánh mì cần chuẩn bị gì?

Trước khi kinh doanh bất kì sản phẩm nào, bao gồm bánh mì thịt, các chủ cửa hàng đều cần chuẩn bị trước ít nhất là 2 -3 tháng để thực hiện những bước sau:

- Bước 1: Lập kế hoạch mở tiệm bánh mì: xác định rõ số vốn kinh doanh và loại sản phẩm cửa hàng sẽ bán, tìm địa điểm, tìm nguồn nhập hàng, kế hoạch marketing,....

- Bước 2: Nhập nguyên liệu bán bánh mì thịt: Bánh mì, rau sống, nộm, thịt bò, thịt gà, thịt heo, xá xíu, trứng,....

- Bước 3: Học cách chế biến nguyên liệu bánh mì

- Bước 4: Chuẩn bị trang trí cửa hàng bánh mì, bài trí cửa hàng

- Bước 5: Thuê nhân viên và khai trương cửa hàng bán bánh mì thịt

Các loại bánh mì thịt tại Việt Nam

Giống như các món ăn khác, bánh mì thịt cũng có nhiều loại, phù hợp với sở thích của mỗi người, ví dụ như:

- Bánh mì thịt heo: phù hợp với những người thích thưởng thức hương vị béo ngậy với lớp mỡ tự nhiên từ bì heo

- Bánh mì thịt xá xíu: phù hợp với những người ưa vị ngọt đậm đà từ những miếng nạc heo săn chắc được tẩm ướp theo phong cách Trung Hoa

- Bánh mì thịt bò: phù hợp với những đối tượng thích thưởng thức hương vị sang trọng bên trong chiếc bánh mì, bởi thịt bò thường có giá cao hơn các loại thịt khác

- Bánh mì thịt gà: phù hợp với những đối tượng không thích ăn chất béo, bởi gà trong bánh mì thường được sử dụng phần ức gà, vô cùng lành mạnh và an toàn.

- Bánh mì thịt ngỗng: phù hợp với đối tượng thích trải nghiệm hương vị mới mẻ, bởi khá ít cửa hàng có kinh doanh loại bánh mì thịt này.

Xem thêm: Ai mở cửa hàng bánh kẹo nhập khẩu cũng thành công chỉ với 7 bước

Lưu ý khi thuê mặt bằng bán bánh mì thịt

Bánh mì thịt là thức ăn nhanh và phù hợp bán vào tất cả các thời gian trong ngày. Bên cạnh đó, đối tượng nên hướng tới chính là những người bận rộn như nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên… vì thế, cửa hàng bán bánh mì nên được đặt ở khu gần các công ty hoặc trường học, ngoài ra, gần các khu nhiều khách du lịch như hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây,... cũng là 1 ý tưởng không tồi để nhắm vào đối tượng là khách du lịch muốn thử trải nghiệm ẩm thực Việt Nam

Ngoài ra khi thuê mặt bằng bán bánh mì thì nên chọn những khu vực hàng quán sạch sẽ, hoặc điểm bán thức ăn, tránh một số tuyến đường bụi bặm, đường lớn nhiều xe to bởi sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh và chất lượng dịch vụ của hàng.

Cách làm xíu mại ăn bánh mì ngon

Xíu mại mềm, vị ngọt tự nhiên từ thịt quyện lẫn củ quả, nước sốt sánh màu au đỏ hấp dẫn, ăn cùng bánh mì giòn là bữa ăn sáng đủ chất, được nhiều người yêu thích.

Trong nhịp sống bộn bề ngày nay, những bữa ăn nhanh dường như đã trở thành một phần tất yếu đối với những con người bận rộn. Có khi, chúng ta ăn chỉ để cho qua cơn đói rồi lại bắt tay vào guồng quay của công việc. Chính vì thế, những cửa hàng bán đồ ăn nhanh ngày càng được mở ra nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người. Đối với người Việt Nam nói riêng, một trong số những món ăn đường phố nhanh - gọn - rẻ - no nhất không thể không kể đến bánh mì thịt. Nếu bạn đang có vốn nhỏ và chưa có ý tưởng kinh doanh thì bán bánh mì thịt là một gợi ý đáng cân nhắc.

Tuy nhiên, mở tiệm bánh mì cần chuẩn bị những gì? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những kinh nghiệm bán bánh mì thịt 100% có lãi cho các chủ cửa hàng mới lập nghiệp.

Kinh nghiệm bán bánh mì thịt 100% có lãi

Để kinh doanh thành công bất kì sản phẩm nào, tham khảo kinh nghiệm là điều không bao giờ thừa, dưới đây là kinh nghiệm bán bánh mì thịt 100% có lãi cho các chủ cửa hàng:

Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng bán bánh mì thịt

Đây có lẽ là câu hỏi mà các nhà khởi nghiệp đang có ý định kinh doanh bánh mì thắc mắc nhiều nhất. Tuy nhiên, câu hỏi này không thể có câu trả lời chính xác bởi số vốn còn phụ thuộc vào chi phí thuê mặt bằng, nguyên liệu và thuê nhân viên,...

Để có được cái nhìn tổng quan nhất, dưới đây là dự trù kinh phí sơ bộ khi mở cửa hàng kinh doanh bánh mì thịt

- Thuê địa điểm kinh doanh: trung bình 5 triệu 1 tháng (tùy nơi sẽ cần cọc tiền trước hoặc không)

- Trang trí cửa hàng: Bàn xếp và ghế: bàn chữ nhật khoảng 250.000 VND 1 chiếc, ghế nhựa khoảng 50.000 VND 1 chiếc, tùy vào kích thước cửa hàng mà chủ kinh doanh cần cân nhắc số lượng phù hợp

- Bếp ga, chào, nồi, khay, vật dụng gắp,...: khoảng 300.000 VND

- Thuê nhân viên: khoảng 2 triệu 1 người 1 tháng

- Nguyên liệu: khoảng 500.000 VND bao gồm:

+ Bánh mì: Liên hệ với các lò bánh mì giá sỉ, giá sẽ dao động khoảng 1.500 VND 1 chiếc

+ Trứng: Nếu lấy giá sỉ sẽ rơi vào khoảng 2.000 VND 1 quả

+ Thịt các loại: khoảng 300.000 VND 1 ngày thịt tổng hợp

+ Sốt ướp, gia vị: khoảng 50.000 VND

+ Bao bì, đóng gói: khoảng 2.000 VND 1 combo

Như vậy, nếu tính sơ qua, để mở một cửa hàng bán bánh mì thịt, ngoại trừ tiền thuê địa điểm và nhân viên, các chủ kinh doanh sẽ chỉ cần từ 1.000.000 đến 1.500.000 VND tiền vốn. Đây là 1 con số khá nhỏ so với các nhánh khởi nghiệp khác, xứng đáng để được cân nhắc.

Mời bạn tham khảo: 6 bước mở cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh thành công 100%

Bất kì công việc kinh doanh nào cũng đều sẽ gặp phải trở ngại, điều quan trọng nằm ở tâm lý vững vàng, sẵn sàng vượt qua khó khăn để thấy được tương lai tươi sáng hơn.

- Bán ế: Không phải ai cũng buôn may bán đắt ngay buổi đầu tiên, vì thế hãy chuẩn bị tâm lý nếu ngày đầu tiên mở bán bị ế ẩm, nguyên nhân có thể dựa vào nhiều yếu tố như thời tiết, truyền thông,.... Đừng quá lo lắng bởi như vậy không có nghĩa là cửa hàng đã kinh doanh thất bại. Thay vào đó, hãy mời người thân, bạn bè đến ủng hộ và đưa ra ý kiến nhận xét để cải thiện chất lượng và truyền thông cửa hàng.

- Mâu thuẫn những người bán xung quanh: Ngay cả khi sản phẩm bạn bán không cạnh tranh trực tiếp thì họ vẫn có muôn vàn lý do khác để nói xấu, bắt nạt, hoặc gây khó dễ… Vì thế, hãy làm công tác ngoại giao thật tốt để củng cố các mối quan hệ xung quanh.

Như vậy, bài viết đã tổng hợp các kinh nghiệm bán bánh mì thịt 100% có lãi. Hy vọng bài viết sẽ giúp được bạn trên con đường kinh doanh cửa hàng bánh mì thịt của mình. Chúc các bạn khởi nghiệp thành công!

*** Đánh giá: - Nguyên liệu đơn giản: 10/10 - Dễ làm: 9/10 - Tổng thời gian (cả thời gian chờ): (1h) - Độ ngon: 10/10 (chấm theo quan điểm cá nhân, dựa vào độ lớn của tiếng “quao” khi lấy ra khỏi lò, và tiếng “quào” khi xé bánh, bỏ miệng…)

Bánh này không cần bột bánh mì (số 13), không cần men nở, không cần nhồi, không cần ủ. Các nguyên liệu đều dễ dàng mua ở tạp hoá nên là món phù hợp nhất trong mùa giãn cách khó tìm nguyên liệu.

Và cũng vì nó không có các nguyên liệu đặc trưng của bánh mì nên tất nhiên cũng không có mùi vị đặc trưng (mùi men chua) của bánh mì, kết cấu cũng…rất khác bánh mì. Tuy rằng nó rất thơm ngon, lại dẻo dẻo như mochi làm cả nhà mình đều ghiền. Nhưng nếu bạn đang đi kiếm 1 miếng bánh mì như kiểu bánh mì Việt Nam thì nó sẽ khá xa lạ. Bạn nên cố tìm men nở và thử với công thức Ciabatta để có được hương vị gần giống nhất với bánh mì truyền thống nhé, cực đơn giản nuôn.

*** Nguyên liệu: - 150g bột năng - 30g bột mì đa dụng - 30g bơ lạt - 45g đường - 1g muối - 150ml sữa tươi không đường - 20g mè đen - 90g trứng gà (2 quả đánh lên, lấy 90g)

Bánh mì mè đen Hàn quốc có sẵn tại Sapo Bakery

*** Cách làm: 1. Đun sữa tươi, bơ, đường, muối trên bếp đến khi bơ tan. Cho bột mì vào khuấy đều đến khi hỗn hợp dẻo lại, kết thành khối, hơi tách chảo. 2. Để chảo bột nguội bớt, còn ấm ấm, chia bột năng làm 3 phần, ray vào hỗn hợp và trộn đều. Lần cuối dùng tay trộn đến khi không còn thấy bột. 3. Đập 2 trứng gà ra chén, đánh tan nhẹ nhàng. Cân lấy 90g, cho từng ít vào hỗn hợp ở bước 2 và trộn đều. Nếu có máy đánh trứng cầm tay thì dùng máy trộn tốc độ thấp (số 2/5), không có thì dùng vá gỗ trộn, nhưng hơi mỏi tay để hỗn hợp đều. Hỗn hợp sau trộn khi nhấc que/vá lên, bột chảy xuống thành hình tam giác là được. 4. Rang mè sơ cho thơm và trộn vào cùng. Cho vào túi bắt kem. Bắt bánh đường kính 5cm. 5. Nướng: - Lò nướng: 180 độ, 25 phút - Nồi chiên không dầu: 180 độ, 10p đầu trở mặt, nướng thêm 10p nữa. (Nhớ theo dõi kỹ vì độ nóng của mỗi lò khác nhau, độ lớn của bánh cũng ảnh hưởng đến thời gian nướng)

Thử nghiệm với BÁNH MÌ MÈ ĐEN HÀN QUỐC KHOAI LANG TÍM

Công thức tương tự bên trên, nhưng thêm khoai lang tím nên phải sử dụng nhiều trứng hơn. Và khoai lang tím nghiền nhuyễn, lọc qua ray được thêm ở bước cuối cùng khi trộn hỗn hợp. Cụ thể lượng trứng sẽ có thay đổi như sau: - 100-105g trứng gà (2 quả đánh lên, lấy 100-105g tuỳ bạn luộc hay hấp khoai, khoai luộc sẽ giữ nước nhiều hơn làm hỗn hợp loãng hơn nên cần ít trứng lại) - 100g khoai lang tím luộc/hấp chín, lọc qua rây cho nhuyễn.

*** Lưu ý dành cho các bạn làm bánh này mà bị xẹp, không nở: 1. Bánh này không có men/bột nở, nên bánh nở được là nhờ trứng, bột và hơi nước trong bánh. Cách làm bánh này tương tự cách làm bánh su (choux) và cơ chế nở tương tự. Các bạn đọc kỹ bài này, Savourydays phân tích rất kỹ vì sao bánh bị xẹp, mình tự bắt bệnh xem lỗi ở đâu và khắc phục nhé. Nguyên vật liệu phải được cân đong chính xác.

2. Bột cũ hay mới sẽ có mức độ hút nước khác nhau. Để biết bột của mình đã đủ độ đặc hay chưa thì cần xem kỹ video và so sánh độ đặc của bột mình làm với độ đặc trong video để điều chỉnh thêm bột hay thêm trứng. 3. Bánh chưa chín thì bột sẽ bị bết dính, cần đảm bảo làm nóng lò trước khi nướng, không mở lò trong khoảng 10p đầu tiên, để bánh không bị mất nhiệt. 4. Khuấy bột mì đã đủ độ chín hay chưa. Bột cần sánh dẻo, quện với nhau thành khối, tự tróc đáy nồi.

🌟 Siêu thị bánh tươi : 𝗦𝗔𝗣𝗢 𝗕𝗔𝗞𝗘𝗥𝗬

⛩ Địa chỉ : Số 8 Quang Trung - Hà Đông - HN.

☎ Hotline: 0943.199.699 - 0909.199.599.

🌍 Website: https://sapobakery.com/

❇ Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCwvcBPYA_u7FAJePogxtQ-Q

🎭 Tiktok: https://www.tiktok.com/@sapobakery

Bánh Khoái tại nhà hàng Nét Huế

Cách làm bánh khoái chuẩn vị Huế đơn giản, thơm ngon

• Bạn cho bột gạo qua lọc, lọc cho mịn bột rồi từ từ cho nước vào. Tiếp theo, nêm bột với một ít muối, bột ngọt rồi trộn đều cho đến khi bột sền sệt là được.

• Thịt heo mua về bạn rửa sạch, băm nhỏ rồi dùng tay vo thịt thành những viên tròn nhỏ như viên bi.

• Tôm tươi mua về bạn làm sạch, cắt bỏ râu, đầu, chân, nhưng vẫn nguyên vỏ. Sau đó, cho tôm vào nồi luộc chín và vớt ra đĩa riêng.

• Củ hành tây bạn đem bóc vỏ, rửa sạch và cắt sợi.

• Bạn tách trứng gà cho vào chén và đánh bông.

Bước 2: Bạn cho 2 muỗng dầu ăn vào chảo đun nóng, rồi cho 2 viên thịt tròn vào đảo cho chín tới.

Bước 3: Khi thịt viên đã chín, bạn cho 1 vá bột vào, rồi dàn kín mặt chảo. Tiếp theo, bạn cho tôm luộc chín, hành tây, giá đỗ vào rồi đậy kín nắp, chiên khoảng 5 phút cho bột chín.

Bước 4: Cuối cùng, bạn cho 2 muỗng trứng rưới đều lên mặt bánh cùng với 1 muỗng dầu ăn rồi chiên tiếp đến khi mặt trứng chín vàng đều thì tắt bếp và cho bánh ra đĩa. Lưu ý, khi chiên bánh bạn nên trải lớp bột mỏng và chiên với lửa nhỏ để bột chín giòn, không bị cháy. Tiếp tục làm như vậy đến khi hết nguyên liệu.

Bắt chảo lên bếp, khi chảo nóng ta cho dầu mè vào để dầu nóng cho thêm tương ớt vào xào cho lên màu . Sau 5 phút hỗn hợp đã sôi thì cho thêm tương đen và đường. Sau đó thêm bột vào hỗn hợp và khuấy đều, thêm đậu phộng đã giã nhỏ vào đến khi nước lèo sánh lại thì tắt bếp. Khi nước nguội thì có thể dùng được rồi, thêm ớt tỏi xay tùy theo khẩu vị.

Vậy là đã có một đĩa Bánh Khoái vàng rộm ngon đúng chuẩn vị Huế rồi đó. Cuối cùng là cuốn với rau thơm và thưởng thức thôi.

Nếu bạn chưa có thời gian chế biến mà vẫn muốn thưởng thức món Bánh Khoái thì có liên hệ với nhà hàng Nét Huế để thưởng thức món bánh tuyệt ngon này nhé! chúc các bạn chế biến thành công!