Công Ty Môi Giới Lao Động

Công Ty Môi Giới Lao Động

VTV.vn -Phần lớn lao động nông thôn muốn đi làm việc ở nước ngoài đều có gia cảnh nghèo, trình độ nhận thức hạn chế nên họ cũng là nhóm bị động trong câu chuyện xuất khẩu lao động.

VTV.vn -Phần lớn lao động nông thôn muốn đi làm việc ở nước ngoài đều có gia cảnh nghèo, trình độ nhận thức hạn chế nên họ cũng là nhóm bị động trong câu chuyện xuất khẩu lao động.

Công ty phái cử có phải là công ty môi giới lao động không?

– Công ty phái cử cũng thường hay bị gọi là “công ty môi giới lao động”, quan điểm này cũng đúng trong một số trường hợp nhưng bản chất cũng có rất nhiều điểm khác nhau. Admin xin chia sẻ quan điểm riêng về 2 loại công ty này để bạn tham khảo.

Đối với chương trình TTS, người lao động Việt không thể trực tiếp liên hệ và làm việc với công ty, xí nghiệp tiếp nhận tại Nhật Bản mà bắt buộc phải thông qua công ty phái cử.

Công ty phái cử cũng không trực tiếp làm việc với xí nghiệp tiếp nhận mà phải thông qua Nghiệp đoàn.

Tuy nhiên, cả 2 dạng công ty này đều được pháp luật Việt Nam công nhận và cấp phép hoạt động.

Trong chương trình TTS, ngoài các giấy phép hoạt động về ngành nghề tuyển dụng, việc làm, công ty phái cử còn phải xin được giấy phép riêng hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nước ngoài và phải ký quỹ với chính phủ Việt Nam.

Công ty môi giới lao động thông thường không có giấy phép này nên không được phép trực tiếp làm việc với Nghiệp đoàn để tổ chức công tác phái cử lao động nước ngoài bao gồm cả thi tuyển, phỏng vấn với xí nghiệp.

Khi TTS sang Nhật làm việc thì công ty môi giới thông thường cũng không thể can thiệp hay hỗ trợ được như công ty phái cử.

Đây là một trong những điểm khác biệt quan trọng giữa công ty phái cử và công ty môi giới lao động, còn nhiều điểm khác nhau nữa, admin sẽ chia sẻ trong một chủ đề khác.

Do thói quen, chúng ta có thể gọi công ty phái cử là công ty môi giới lao động, nhưng về bản chất bạn phải phân biệt được để hiểu chức năng của mỗi loại công ty, để lựa chọn công ty uy tín, tránh để công ty môi giới xấu lợi dụng.

Vai trò đối với thực tập sinh.

Tiếp nhận nguyện vọng đăng ký tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản của người lao động.

Tổ chức sơ tuyển và tuyển chọn lao động phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của các xí nghiệp nước đối tác Nhật Bản.

Tổ chức thi tuyển, phỏng vấn cho thực tập sinh

Tổ chức đào tạo tiếng Nhật, các chương trình huấn luyện, rèn luyện kỹ năng cho thực tập sinh trước khi phái cử.

Hỗ trợ thực tập sinh hoàn thiện hồ sơ xin tư cách lưu trú, visa và các thủ tục nhập cảnh Nhật Bản.

Thu phí từ thực tập sinh và báo cáo tài chính với chính phủ Việt Nam.

Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc phái cử và quản lý thực tập sinh (lao động) Việt Nam trong suốt thời gian họ làm việc ở Nhật Bản.

Làm thủ tục, hồ sơ kết thúc hợp đồng sau khi thực tập sinh về nước.

Vai trò đối với nghiệp đoàn

Thông qua Nghiệp đoàn để tìm hiểu, nắm rõ thông tin tuyển dụng từ các công ty, xí nghiệp tiếp nhận tại Nhật Bản. (Thông tin về lương, thưởng, nội dung công việc, điều kiện làm việc, yêu cầu tuyển dụng,…)

Công ty phái cử phải cập nhật và nắm rõ các quy định từ chính phủ 2 nước để thực hiện đúng các nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo, giám sát.

Cùng với Nghiệp đoàn tổ chức thi tuyển, phỏng vấn thực tập sinh cho các công ty, xí nghiệp tiếp nhận.

Bảo về quyền lợi của thực tập sinh

Phải cùng với Nghiệp đoàn hỗ trợ, giải quyết các vấn đề phát sinh của thực tập sinh khi thực tập sinh làm việc tại các xí nghiệp tiếp nhận.