Du Lịch Sinh Thái Cộng Đồng

Du Lịch Sinh Thái Cộng Đồng

Theo nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2009): "Du lịch sinh thái cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương".

Theo nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2009): "Du lịch sinh thái cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương".

Thực trạng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Việt Nam

Các hình thức du lịch sinh thái cộng đồng thường thấy ở nước ta như: du lịch homestay, tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ cùng người dân bản địa, tham quan các bản làng dân tộc, tìm hiểu lối sống, văn hoá của người dân bản địa, tham quan nghiên cứu đa dạng sinh học,… diễn ra một số nơi như bản Lác - Mai Châu, Chiềng Yên - Sơn La, VQG Cát Bà, Khu bảo tồn Cù Lao Chàm - Hội An, v.v. Trong những năm gần đây, số du khách đến thăm các điểm du lịch tự nhiên, tìm hiểu cuộc sống của cộng đồng dân cư ở Việt Nam ngày càng tăng, nhưng vẫn thường mang tính tự phát, chưa được tổ chức bài bản và chưa đi vào thực chất. Các hình thức hoạt động của loại hình du lịch này mới chỉ mang ý nghĩa tham quan, hưởng thụ môi trường, ít đạt được mục đích nâng cao nhận thức, giáo dục môi trường và cảm nhận nét đặc sắc, cái hay, cái đẹp trong văn hoá của cộng đồng bản địạ

Bên cạnh đó, một vài địa phương lại quan niệm phát triển DLSTCĐ gắn với phát triển kinh tế địa phương dựa trên lợi thế vùng miền, địa phương của mình. Vd như Đồng Tháp tận dụng cảnh quan nguyên sơ với những cánh đồng sen bạt ngàn tại Huyện Tháp Mười để phát triển mô hình du lịch sinh thái gắn với Sen: như chụp ảnh với đồng sen, tham gia thu hoạch chế biến sản phẩm từ sen, dệt lụa tơ sen,... Hay như tại làng rau Trà Quế, Hội An, Quảng Nam lại cho du khách trải nghiệm nông nghiệp bằng cách tham gia trồng rau, làm đồng, thu hoạch sản phẩm nông nghiệp... Qua đó tìm hiểu nếp sống, tập quán và du khách được trực tiếp tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế đặc thù của địa phương.

Bà Đặng Đình Đoan Nghi (trái), Giám đốc Công ty Du lịch Nghi Anh cùng du khách thưởng thức ốc lác, cháo gà trộn gỏi hoa chuối tại điểm đến nhà ông Ba Phi.

Ông Dương Hoàng Sum, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: trước năm 2015, điểm du lịch sinh thái tại các cồn, cù lao của tỉnh mặc dù được ngành quan tâm, song hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Từ khi định hướng: phát triển du lịch sinh thái tại các cồn, cù lao huy động sức mạnh tổng hợp và áp dụng phương châm “tự thân cộng đồng” là chính, đã tạo hướng đi phù hợp, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân…

Cồn Hô có diện tích 27ha, 22 hộ dân sinh sống; do nằm giữa sông Cổ Chiên, tiếp giáp 03 tỉnh: Trà Vinh, Vĩnh Long và Bến Tre, nên trong 22 hộ đang sinh sống tại đây, một số hộ là người dân của Bến Tre và Vĩnh Long. Thế mạnh kinh tế của người dân Cồn Hô là vườn. Bởi Cồn Hô được thiên nhiên ban tặng về tài nguyên phù sa, hệ sinh thái đa dạng, vườn cây trái… là lợi thế phát triển du lịch sinh thái, mà “tự thân cộng đồng” là chính.

Xuất phát từ thực tế, thực hiện Quyết định số 918/QĐ-UBND, ngày 11/5/2018 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc ban hành Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030; đồng thời, thực hiện Công văn số 2930/UBND-THNV, ngày 05/8/2019 của UBND tỉnh Trà Vinh về thực hiện kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 2034-TB/VPTU, ngày 22/7/2019 của Văn phòng Tỉnh ủy: “…nghiên cứu quy hoạch lại các cồn, cù lao, thiết kế xây dựng nhà, làm vườn, trồng hoa, cây cảnh, trồng cây ăn trái… định hướng phục vụ phát triển du lịch”, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng thí điểm mô hình du lịch cộng đồng ấp Cồn Chim, xã Hòa Minh, huyện Châu Thành đã góp phần tạo thêm sản phẩm thu hút khách du lịch.

Từ mô hình Cồn Chim, qua khảo sát thực tế, Cồn Hô, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long có nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái, du lịch tự thân cộng đồng và có điều kiện thuận lợi liên kết với tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long để kết nối tuyến điểm du lịch.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình UBND tỉnh xin chủ trương xây dựng điểm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng Cồn Hô, xã Đức Mỹ. Bước đầu triển khai, người dân ngỡ ngàng, nhiều hộ đồng tình không cao... Tuy nhiên, sau thời gian vận động, tuyên truyền, hỗ trợ người dân về mọi mặt, nhằm hình thành điểm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, đã được người dân ủng hộ, đồng thuận, hợp tác. Đúng vào dịp tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch lần thứ II, gắn với Lễ hội Ok Om Bok tỉnh Trà Vinh năm 2020,  Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ra mắt mô hình.

Sau hơn 02 năm (2020 - 2022) hình thành và phát triển, mặc dù trong khoảng thời gian này dịch bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch, nhưng đến nay, mô hình đã thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh; tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần khôi phục, bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa, đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái; góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Hiện nay, điểm du lịch cộng đồng Cồn Hô đã cơ bản gắn với các tour du lịch trong tỉnh, và các tỉnh phụ cận, Thành phố Hồ Chí Minh; phát huy các lợi thế về tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; tạo điều kiện hình thành và phát triển các dịch vụ ăn uống. Đặc biệt, điểm du lịch sinh thái tự thân cộng đồng Cồn Hô đã giúp du khách trải nghiệm dựa vào cộng đồng.

Bà Đặng Đình Đoan Nghi, Giám đốc Công ty Du lịch Nghi Anh (Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ: điểm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Cồn Hô đã có thế mạnh về ăn uống, giải khát theo hình thức mộc mạc, đồng quê, trải nghiệm du lịch sinh thái miệt vườn.

Tuy nhiên, nếu không được bổ sung, sẽ làm cho du khách “quen” nếu đến lần 2, lần 3; du lịch cộng đồng Cồn Hô đã có các sản phẩm ăn uống, nhưng thiếu các trò vui chơi, giải trí…

Ông Nguyễn Vũ Minh, chủ của một trong các điểm du lịch tại Cồn Hô chia sẻ: khi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến vận động người dân làm du lịch tự thân cộng đồng, bản thân không “hình dung” được sẽ là làm gì và làm như thế nào. Nhưng, sau thời gian vừa làm, vừa học, điểm nhà tôi đã đón được nhiều đoàn khách nước ngoài, trong đó nhiều nhất là khách Ấn Độ. Hiện, người dân ở đây đang tự học và đi học thêm ngoại ngữ giao tiếp, để sau này phục vụ du khách tốt hơn…

Ông Huỳnh Văn Nguyên, một điểm đến của Cồn Hô cho biết: từ khi người dân nơi đây đồng lòng, tự thân làm du lịch, xứ Cồn Hô thay đổi rất nhiều; đã có đường đê đi vòng quanh cồn, có điện năng lượng mặt trời; trước cửa nhà, ai cũng trồng hoa, kiểng, nhằm trang điểm thêm vẻ đẹp của vùng quê; bến tàu, ghe cũng được gia cố để đón du khách an toàn...

Ông Dương Đức Minh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: loại hình du lịch cộng đồng mới phát triển mạnh vài năm gần đây, những đã được người dân đón nhận. Vùng đất Cồn Hô vốn chỉ sống dựa vào vườn cây ăn trái như: ổi, cam bưởi, một số hộ dân trồng chuối sáp.

05 năm trước, nơi đây hoang sơ, từ ngày ngành chuyên môn vận động, hướng dẫn làm du lịch tự thân cộng đồng, khai thác du lịch, du khách đến nhiều, người dân “thích ứng” để thay đổi, làm mới để thích nghi với làm dịch vụ du lịch cộng đồng...