Khoa học dữ liệu là một thuật ngữ bao hàm tất cả các vai trò và lĩnh vực khác liên quan đến dữ liệu. Hãy cùng tìm hiểu về một số lĩnh vực đó dưới đây:
Khoa học dữ liệu là một thuật ngữ bao hàm tất cả các vai trò và lĩnh vực khác liên quan đến dữ liệu. Hãy cùng tìm hiểu về một số lĩnh vực đó dưới đây:
Hành trình dữ liệu là quá khai thác giá trị tiềm ẩn của dữ liệu, gồm qua ba giai đoạn chính: nhập dữ liệu, xử lý dữ liệu và trực quan hóa dữ liệu.
Có hai loại kho lưu trữ (Data Store) là Online Transactional Processing (OLTP) và Online Analytical Processing (OLAP). OLTP được thiết kế như một “cuốn sổ nhật ký” ghi chép từng giao dịch xảy ra tại thời điểm thực. OLTP thường được dùng để lưu trữ dữ liệu chi tiết về các hoạt động như giao dịch ngân hàng, mua sắm, theo dõi đơn hàng, thông tin khách hàng,… Dữ liệu của OLTP có độ tin cậy rất cao.
Ngược lại, OLAP là kho lưu trữ dữ liệu được tổ chức theo cấu trúc cột để phục vụ cho mục đích phân tích. Dữ liệu trong OLAP thường là loại đã được tổng hợp, sắp xếp và xử lý sẵn, giúp các chuyên gia phân tích dễ dàng truy cập để khai thác thông tin cho các mục đích như báo cáo, dự đoán xu hướng, đưa ra quyết định kinh doanh,…
Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành với mục đích kiểm tra thông tin định danh (nominal information). Các dữ liệu cần chuẩn bị sẵn bao gồm:
Điểm đặc trưng của phương pháp này là chỉ thể hiện thống kê bằng các con số, chứ không đi sâu vào lý do có những con số này. Các chuyên gia dữ liệu dựa vào con số để nghiên cứu, đưa ra nhận định chủ quan. Chính vì thế, năng lực của chuyên gia đòi hỏi chuyên sâu để đảm bảo không đưa ra các sai lầm, thúc đẩy doanh nghiệp đạt hiệu suất kinh doanh và đưa ra những chiến lược tiếp thị phù hợp với nhu cầu thị trường.
Dữ liệu là tập hợp các sự kiện thô, chưa được xử lý về một điều kiện, sự kiện, ý tưởng, thực thể hay bất cứ điều gì khác. Dữ liệu có thể ở dạng văn bản, số liệu, hình ảnh, âm thanh,… thu thập được từ quan sát, hồ sơ, ghi chép,… Ví dụ: số liệu thống kê về dân số, dữ liệu đo lường thời tiết,…
Thông tin là dữ liệu đã được xử lý, phân tích và sắp xếp để có ý nghĩa và mục đích sử dụng cụ thể. Thông tin giúp người dùng hiểu được bản chất của dữ liệu và đưa ra quyết định phù hợp. Ví dụ: báo cáo phân tích thị trường, dự báo thời tiết,…
Thống kê là một lĩnh vực dựa trên toán học nhằm thu thập và diễn giải dữ liệu định lượng. Ngược lại, khoa học dữ liệu là một lĩnh vực đa ngành sử dụng các phương pháp, quy trình và hệ thống khoa học để trích xuất tri thức từ dữ liệu dưới nhiều hình thức khác nhau. Các nhà khoa học dữ liệu sử dụng các phương pháp từ nhiều lĩnh vực, bao gồm cả thống kê. Tuy nhiên, các lĩnh vực này khác nhau về quy trình và những vấn đề mà chúng nghiên cứu.
Thuật ngữ dữ liệu đã có từ rất lâu, từ khi con người khai phá ra máy tính và mạng internet. Thông qua dữ liệu, các thông tin trên máy tính sẽ được lưu trữ hoặc truyền đi nhanh chóng, tiện lợi. Vậy thực chất dữ liệu là gì? Cách dữ liệu được lưu trữ ra sao? Và làm thế nào để phân tích được dữ liệu? Cùng Vietnix tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Dữ liệu là một tổ hợp các thông tin bao gồm chữ, số, hình ảnh,… giúp con người hình dung được tổng thể của sự vật sự việc. Dữ liệu được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghệ, kỹ thuật và khoa học. Đặc biệt, dữ liệu được dùng trong sản xuất điện thoại thông minh rất nhiều, giúp lưu trữ tất cả văn bản, video và âm thanh đa dạng. Hầu hết các dữ liệu trong điện thoại đều không có cấu trúc.
Hai phương pháp xử lý dữ liệu chính được sử dụng phổ biến hiện nay là batch processing và streaming processing. Batch processing là phương pháp xử lý dữ liệu theo từng batch (cụm dữ liệu) được thu thập trước. Mỗi batch sẽ được xử lý riêng biệt tại thời điểm đã được lên lịch sẵn. Streaming processing, trái ngược với batch processing, là phương pháp xử lý dữ liệu liên tục. Mỗi dữ liệu được xử lý ngay sau khi thu thập, khá thích hợp cho các ứng dụng cần phản hồi nhanh chóng.
Big Data là tập hợp các dữ liệu có quy mô cực kỳ lớn, mang tính phong phú và biến động nhanh. Hiện tại Big Data không chịu sự quản lý của bất kỳ công cụ quản lý dữ liệu truyền thống nào. Nhu cầu sử dụng công nghệ ngày càng tăng cao, thúc đẩy con người và nền kinh tế tiến vào kỷ nguyên số. Đi cùng với đó là việc thu thập, lưu trữ và phân tích lượng thông tin khổng lồ được tạo ra mỗi ngày.
Big Data chính là chìa khóa giúp các tổ chức đa kênh khai thác tiềm năng vô tận của dữ liệu, tạo ra những bước đột phá mang tính cách mạng, nâng cao hiệu quả hoạt động và gia tăng năng suất. Với vai trò như một công cụ phân tích, đánh giá, lưu trữ, chẩn đoán và đảm bảo an ninh, Big Data được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực quan trọng như ngân hàng, y tế, thương mại, marketing,…
Như đã đề cập, dữ liệu bao gồm rất nhiều yếu tố là video, hình ảnh, âm thanh và văn bản. Lúc này máy tính có trách nhiệm biểu diễn dữ liệu theo hệ cơ số nhị phân với đơn vị là Bit. Cụ thể 1 byte bằng 8 bits. Bộ nhớ sẽ được đo bằng megabyte và gigabyte. Thường thì dữ liệu sẽ được lưu trữ ở định dạng tệp là ISAM và VSAM. Trong đó ISAM là công nghệ quản lý dữ liệu của tập đoàn IBM và VSAM – một phiên bản nâng cấp của ISAM, có vai trò truy cập lưu trữ ảo.
Dữ liệu là gì, cho ví dụ thường là câu hỏi của bạn đọc khi tìm hiểu về data. Sau khi tìm hiểu dữ liệu là gì ở nội dung phía trên, hãy xem một số ví dụ về dữ liệu dưới đây:
Dữ liệu được chia thành 2 dạng cơ bản đó là:
Đây là phương pháp lưu trữ dữ liệu truyền thống bằng cách sử dụng các máy chủ do chính doanh nghiệp sở hữu và quản lý. Với cách này, doanh nghiệp sẽ có toàn quyền kiểm soát việc bảo mật dữ liệu. Việc truy cập dữ liệu sẽ diễn ra nhanh chóng và ổn định hơn. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn chi phí vì doanh nghiệp cần đầu tư vào phần cứng, phần mềm và nhân lực để vận hành hệ thống.
Đây là giải pháp dành cho doanh nghiệp không có kinh phí để đầu tư hệ thống lưu trữ dữ liệu tại chỗ. Khi thuê vị trí lưu trữ data, doanh nghiệp không những có toàn quyền kiểm soát dữ liệu của mình mà còn dễ dàng tăng hoặc giảm dung lượng lưu trữ theo nhu cầu sử dụng. Về độ bảo mật, trung tâm dữ liệu được trang bị hệ thống tiên tiến giúp để đảm bảo dữ liệu của doanh nghiệp luôn trong trạng thái an toàn.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ điện toán đám mây, doanh nghiệp có thể tận dụng các giải pháp lưu trữ dữ liệu trên Public Cloud. Nhờ khả năng mở rộng linh hoạt, Public Cloud giúp doanh nghiệp dễ dàng bổ sung thêm dung lượng lưu trữ hoặc tài nguyên tính toán khi cần thiết. Hơn nữa, Public Cloud còn ghi điểm bởi tính dễ sử dụng. Nhân viên có thể truy cập dữ liệu từ mọi nơi, mọi lúc thông qua kết nối internet.
Private Cloud là lựa chọn tối ưu cho dữ liệu bí mật, cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Đặc biệt, khi kết hợp với các giao thức mật mã tiên tiến, Private Cloud càng củng cố khả năng bảo vệ dữ liệu, giúp doanh nghiệp yên tâm hơn khi lưu trữ thông tin quan trọng.