Phương thức thanh toán L/C (Letter of Credit – L/C) được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế do tính an toàn, bảo vệ quyền lợi cho bên xuất khẩu, tạo điều kiện vay vốn cho bên nhập khẩu. Vậy thanh toán L/C là gì quy trình thanh toán L/C ra sao cũng như cách đọc hiểu phân tích 1 mẫu L/C gồm những gì. Trung tâm xuất nhập khẩu VinaTrain gửi tới bạn đọc thông tin về hình thức thanh toán được sử dụng phổ biến này.
Phương thức thanh toán L/C (Letter of Credit – L/C) được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế do tính an toàn, bảo vệ quyền lợi cho bên xuất khẩu, tạo điều kiện vay vốn cho bên nhập khẩu. Vậy thanh toán L/C là gì quy trình thanh toán L/C ra sao cũng như cách đọc hiểu phân tích 1 mẫu L/C gồm những gì. Trung tâm xuất nhập khẩu VinaTrain gửi tới bạn đọc thông tin về hình thức thanh toán được sử dụng phổ biến này.
Quy định việc trả tiền ngay hay trả tiền sau bao lâu kể từ khi xuất trình bộ chứng từ theo quy định của L/C (letter of credit) hoặc hối phiếu đòi tiền (thời hạn này có thể nằm trong hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C). Mục này cũng có thể cho biết thương vụ thanh toán 100% bằng L/C hay có kết hợp phương thức thanh toán khác, sẽ có 2 trường hợp thường thấy:
Trả ngay: “Draft at sight for 100% Invoice value” nghĩa là Trả tiền ngay và trả cho 100% giá trị Invoice (nghĩa là thương vụ được thanh toán 100% bằng L/C). Trả chậm: “Draft at 60 days from the shipment date for 100% Invoice value”.
Hoặc cũng có thể thấy cách ghi sau nếu thương vụ kết hợp thanh toán 30% bằng T/T và 70% bằng L/C:
Trả ngay: “Draft at sight for 70% Invoice value” Trả chậm: “Draft at 60 days from shipment date for 700% Invoice value” nghĩa là Trả ngay sau 60 ngày kể từ ngày giao hàng cho 70% giá trị Invoice (còn 30% giá trị Invoice có thể đã được thanh toán trước bằng chuyển tiền).
Ví dụ: 90 DAYS AFTER SIGHT FOR 100PCT OF INVOICE VALUE IN DUPLICATE. Hối phiếu trả sau 90 ngày kể từ ngày Hối phiếu được xuất trình đến, thanh toán 100% trị giá hoá đơn, lập 02 bản.
L/C thường là loại không hủy ngang (IRREVOCABLE), nếu không ghi mục này L/C tự động được hiểu là L/C không hủy ngang. Tại đây cũng cho biết L/C có được xác nhận hay không (CONFIRMED) hoặc L/C có được chuyển nhượng hay không (TRANSFERABLE).
Ví dụ: Thông thường trên L/C trường thông tin này mặc định IRREVOCABLE: Không hủy ngang. Nếu là L/C huỷ ngang được sẽ không bảo vệ quyền lợi cho người xuất khẩu.
Phần này L/C sẽ ghi dựa trên bộ chứng từ mà người nhập khẩu yêu cầu người xuất khẩu chuẩn bị theo hợp đồng. Đồng thời, ngân hàng cũng yêu cầu thêm một số quy định về chứng từ theo tập quán kiểm tra chứng từ ISBP.
Ví dụ: Một L/C quy định bộ chứng từ xuất trình như sau:
Thời hạn xuất trình bộ chứng từ được tinh từ thời gian người bán hoàn thành trách nhiệm giao hàng gửi tới ngân hàng phát hành L/C. Bên nhập khẩu cần bộ chứng từ sớm để thực hiện nhận hàng ở cảng đến nên thường tính toán và xác định thời hạn xuất trình chứng từ sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý. Nếu không quy định cụ thể thì theo điều 14c UCP 600: Ngân hàng phát hành L/C sẽ từ chối chứng từ xuất trình sau 21 ngày kể từ ngày giao hàng.
Ví dụ:DOCUMENTS MUST BE PRESENTED WITHIN 10 DAYS AFTER SHIPMENT DATE BUT WITHIN THE VALIDITY OF THE CREDIT. (Bộ chứng từ phải được xuất trình trong vòng 10 ngày kể từ ngày giao hàng nhưng vẫn còn trong thời hạn hiệu lực của L/C.)
Một tình huống giả lập về thanh toán L/C được thực hiên như sau. Công ty VinaTrain là nhà xuất khẩu, người mua là công ty X, Trụng Quốc, 2 bên thoả thuận thanh toán L/C. Thời gian giao hàng giả lập: 24.10 quy trình thanh toán L/C sẽ được triển khai:
Người xuất khẩu kiểm tra L/C nếu thấy hợp lệ sẽ đồng ý với mẫu L/C người nhâp khẩu phát hành nếu có sự thay đổi gì khác sẽ yêu cầu tu sửa L/C
Thực tế sẽ diễn ra nhanh hơn ở ngân hàng thông báo và ngân hàng phát hành L/C
Ngân hàng phát hành L/C kiểm tra L/C nếu thấy hợp lệ sẽ thanh toán cho người xuất khẩu.
Trong trường hợp bộ chứng từ không hợp lệ sẽ yêu cầu sửa lại.
Từ khi ngân hàng phát hành L/C duyệt bộ chứng từ.
1:Bộ chứng từ đúng quy định của L/C, ngân hàng phát hành L/C chấp nhận thanh toán, cùng thời điểm hàng về tới cảng nhập thì người nhập khẩu bằng cam kết của mình sẽ được ngân hàng phát hành đưa bộ chứng từ để nhận hàng kịp thời.
2/. Hàng đã về tới cảng nhập rồi nhưng chưa hoàn tất được quá trình kiểm tra tính hợp lệ của BTC hoặc chưa nhận được BTC, người nhập khẩu có thể liên hệ với ngân hàng phát hành L/C yêu cầu phát hành thư bảo lãnh nhận hàng để được nhận hàng tại cảng.
Theo cô Nguyễn Thu Liên – Chuyên viên thanh toán quốc tế tại ngân hàng VPBank, với hơn 10 năm kinh nghiệm hỗ trợ các giao dịch thanh toán quốc tế chia sẻ:
“Ngoài việc hiểu được phương thức thanh toán L/C (letter credit)là gì, quy trình thanh toán. Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu cần hiểu rõ về các mốc thời gian quy định trong thanh toán L/C cũng như biết cách đọc hiểu các trường thông tin trên L/C quy định. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro khi áp dụng phương thức thanh toán L/C.”
Trong thanh toán L/C người có nghĩa vụ thanh toán cho người xuất khẩu chính là ngân hàng phát hành L/C. Mục này khi đọc hiểu L/C bạn sẽ thấy ghi mã SWIFT code và thông tin chi tiết của ngân hàng phát hành.
Ví dụ: ICBVVNVX VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.
L/C sẽ ghi ngày muộn nhất mà người xuất khẩu được phép giao hàng (chứng từ vận tải phải thể hiện đúng theo yêu cầu này). Việc quy định ngày giao hàng muộn nhất phải bảo đảm:
Ví dụ: Trên L/C để mục laste shippment on broad:240923 có nghĩa là ngày giao hàng chậm nhất vào ngày 23 tháng 09 năm 2024.
Quá trình xác nhận và kiểm tra tính hợp lệ của L/C dựa vào thông tin đã được thể hiện trên L/C. Vậy các trường thông tin thể hiện trên L/C là gì? VinaTrain sẽ giúp bạn đọc hiệu nội dung L/C theo đúng chuẩn ngân hàng.
Mục này ghi các nội dung khác mà người nhập khẩu yêu cầu người xuất khẩu thực hiện nhưng chưa được ghi ở các mục khác trong L/C.
L/C, hay Thư tín dụng (Letter of Credit), là một cam kết thanh toán của ngân hàng được phát hành theo yêu cầu của một người mua, trong đó ngân hàng đồng ý thanh toán cho người bán dựa trên việc tuân thủ các điều kiện được chỉ định trong L/C.
Trong quá trình thanh toán L/C, ngân hàng hoạt động như một bên trung gian giữa người mua và người bán. Ngân hàng sẽ chỉ thanh toán khi tất cả các điều kiện trong L/C đã được tuân thủ. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro cho cả người mua lẫn người bán trong các giao dịch quốc tế, đặc biệt khi các bên không quen biết nhau.
Với người bán, họ có thể tin tưởng rằng họ sẽ nhận được tiền nếu họ tuân thủ các điều kiện của L/C. Đối với người mua, họ được bảo vệ bởi việc ngân hàng chỉ thanh toán khi tất cả các điều kiện của L/C đều được tuân thủ.
Tìm hiểu thêm: Phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu thường được sử dụng
2. Nội dung chủ yếu của thư tín dụng L/C
Thư tín dụng chứng từ (L/C) trong phương thức thanh toán L/C thường bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C:
Tùy từng loại L/C, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ khác nhau. Việc xác định đúng loại L/C rất quan trọng trong phương thức thanh toán L/C.
Thông tin này liên quan trực tiếp đến người bán hoặc người xuất khẩu trong giao dịch sử dụng phương thức thanh toán L/C.
Ghi số tiền rõ ràng, cả bằng số và bằng chữ, hoặc có thể chỉ ghi bằng số. Đồng tiền thanh toán phải được quy định cụ thể. Trường hợp có biên độ xê dịch (tối đa 10%) phải được thể hiện rõ, tránh những cụm từ không rõ ràng như “khoảng chừng.” Thời hạn hiệu lực:
Là khoảng thời gian mà ngân hàng mở L/C cam kết thanh toán nếu người xuất khẩu cung cấp đầy đủ bộ chứng từ trong thời hạn đó, đúng theo các yêu cầu trong L/C. Thời hạn trả tiền của L/C:
Xác định thời gian thanh toán, có thể là trả ngay hoặc trả sau. Thông tin này liên quan chặt chẽ với hối phiếu và thời hạn giao hàng đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Thời hạn giao hàng:
Thời gian cụ thể mà bên bán phải chuyển giao hàng hóa cho bên mua, tính từ khi L/C có hiệu lực. Mô tả hàng hóa:
Bao gồm thông tin chi tiết về hàng hóa như tên, số lượng, trọng lượng (có thể có sai lệch cho phép), giá cả, quy cách, và phẩm chất. Đây là nội dung không thể thiếu trong phương thức thanh toán L/C. Điều kiện vận tải
Các điều khoản liên quan đến vận chuyển hàng hóa.
Danh sách các chứng từ mà người xuất khẩu phải cung cấp để chứng minh đã thực hiện đúng nghĩa vụ, là yếu tố quyết định trong phương thức thanh toán L/C. Cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C: Ngân hàng phát hành L/C cam kết thanh toán cho người xuất khẩu, ràng buộc trách nhiệm rõ ràng. Điều kiện đặc biệt khác: Các yêu cầu cụ thể như phí ngân hàng, hướng dẫn cho ngân hàng chiết khấu, và tham chiếu đến các quy tắc UCP. Chữ ký của ngân hàng mở L/C: Xác nhận chính thức của ngân hàng, làm cho thư tín dụng có hiệu lực pháp lý. Những nội dung này đều là thành phần cốt lõi trong phương thức thanh toán L/C, đảm bảo sự an toàn và minh bạch trong các giao dịch quốc tế.