Thuộc tính là những dấu hiệu đặc trưng riêng có của sự vật, hiện tượng. Nhà nước và pháp luật tuy có mối quan hệ biện chứng, khách quan song mỗi hiện tượng xã hội này cũng có những thuộc tính đặc trưng riêng của mình bởi đây là hai hiện tượng xã hội có đời sống riêng, có tính độc lập tương đối.
Thuộc tính là những dấu hiệu đặc trưng riêng có của sự vật, hiện tượng. Nhà nước và pháp luật tuy có mối quan hệ biện chứng, khách quan song mỗi hiện tượng xã hội này cũng có những thuộc tính đặc trưng riêng của mình bởi đây là hai hiện tượng xã hội có đời sống riêng, có tính độc lập tương đối.
Tính giai cấp của pháp luật được thể hiện ở sự phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị xã hội trong hệ thống các văn bản pháp luật, các hoạt động áp dụng pháp luật của nhà nước. Các Mác và Ph.Ănghen đã viết về pháp luật tư sản: “Pháp luật của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do các điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định”. Nội dung của pháp luật tức ý chí nhà nước được quy định bởi các điều kiện sinh hoạt vật chất, các yếu tố kinh tế và phi kinh tế. Cần có quan điểm khách quan, toàn diện về pháp luật, không tuyệt đối hóa vai trò của các yếu tố kinh tế trong đời sống pháp luật và nhà nước.
Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho các quan hệ xã hội phát triển theo những mục đích, đường lối phát triển phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị và những điều kiện khách quan của đất nước. Pháp luật, đương nhiên không phải là cấp số cộng giản đơn tất cả các lợi ích, nhu cầu của mọi cá nhân trong giai cấp thống trị mà là những lợi ích tiêu biểu, cơ bản và được chọn lọc, thông qua nhà nước “đề lên thành luật”.
Pháp luật của bất kỳ nhà nước nào cũng mang tính giai cấp sâu sắc, nhưng mức độ, cách thức thể hiện và thực hiện trong thực tế tính giai cấp không hòan toàn giống nhau trong các kiểu pháp luật và ngay cả trong một nhà nước, vào những thời điểm khác nhau. Pháp luật chủ công công khai xác định quyền lực tuyệt đối, vô hạn của chủ nô và tình trạng vô quyền của người nô lệ như là những “công cụ biết nói” trong xã hội đương thời. Pháp luật phong kiến vẫn được coi là pháp luật “quả đấm” với hệ thống những quy định, chế tài trừng phạt giã man, vô nhân đạo, bảo vệ công khai lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến. Mặc dù là một bước tiến bộ, phát triển vượt bậc so các kiểu pháp luật trước đó cả về nội dung và hình thức, song pháp luật tư sản vẫn là công cụ bảo vệ lợi ích giai cấp tư sản trước hết và chủ yếu. Trong thế giới hiện đại, nhà nước, pháp luật tư sản buộc phải có những thay đổi để thích ứng với điều kiện mới. Cần phải có sự đánh giá khách quan, toàn diện về hoạt động của nhà nước và hệ thống pháp luật tư sản. Theo đó, những yếu tố tiến bộ, tích cực cần phải được nghiên cứu, kế thừa chọn lọc.
– Thuộc tính thứ nhất: tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung
Pháp luật trước hết được thể hiện dưới dạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Quy phạm pháp luật là quy tắc hành vi, có giá trị như những khuôn mẫu xử sự, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá hành vi của các cá nhân, các quá trình xã hội. Thực ra, không chỉ mình pháp luật mới có thuộc tính quy phạm, các loại công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác cũng có tính quy phạm như đạo đức, tập quán, luật lệ tôn giáo…
Nhưng tính quy phạm của pháp luật có đặc trưng riêng đó là tính phổ biến, bắt buộc chung. Với thuộc tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung, quy phạm pháp luật khác với các quy phạm xã hội khác như với tập quán, điều lệ của các tổ chức xã hội. Tập quán về nguyên tắc chỉ có giá trị áp dụng bắt buộc trong từng địa phương, các quy phạm của các tổ chức xã hội cũng chỉ giới hạn hiệu lực đối với các thành viên của các tổ chức này. Tính phổ biến, bắt buộc chung của pháp luật được áp dụng đối với mọi cá nhân, mọi tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật tương ứng. Các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian. Việc áp dụng những quy phạm này chỉ bị đình chỉ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc thời hạn đã hết.
Thuộc tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung của pháp luật xuất phát từ quyền lực nhà nước, nhà nước là người đại diện chính thức cho toàn xã hội. Mọi cá nhân, tổ chức sống trên lãnh thổ của nhà nước đều phải tuân thủ pháp luật, kể cả người nước ngoài và người không có quốc tịch.
– Thuộc tính thứ hai: tính xác định chặt chẽ về hình thức
Điều này thể hiện, các quy phạm pháp luật được thể hiện trong các văn bản pháp luật với những tên gọi, cách thức ban hành và giá trị pháp lý khác nhau nhất định như Hiến pháp, các đạo luật, các nghị định, thông tư v.v… Ngôn ngữ của pháp luật trong các quy phạm pháp luật cũng có đặc điểm riêng, ngắn gọn, rõ ràng, trực tiếp chứ không thông qua các hình tượng nghệ thuật, ẩn dụ, ví von… để đảm bảo tính phổ thông, dễ hiểu, dễ vận dụng, tránh việc hiểu theo đa nghĩa.
Pháp luật được thể hiện ở dạng thành văn, trong khi đó, các quy phạm xã hội khác có thể dưới dạng thành văn hay bất thành văn, các tập quán chẳng hạn, luôn thể hiện dưới dạng bất thành văn. Một trong những nhiệm vụ đổi mới công tác lập pháp của Quốc hội là làm sao cho các điều luật ban hành được: “cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện”.
So với nhiều loại quy phạm xã hội khác, pháp luật có tính chính xác cao, được thể hiện ở các quy định pháp luật về các quyền, nghĩa vụ pháp lý và các chế tài pháp luật đối với sự vi phạm. Tính xác định rõ ràng, chặt chẽ của pháp luật nhằm bảo đảm nguyên tắc “bất cứ ai được đặt vào những điều kiện ấy cũng không thể làm khác được”. Sự chính xác của pháp luật cho phép hiểu rõ những gì được phép làm, những gì phải làm và những gì bị cấm và trên cơ sở đó các cá nhân có thể hành động một cách tự do, lựa chọn cho mình phương án, cách thức xử sự, kể cả dự liệu trước được biện pháp xử lý khi có hành vi sai trái, không đúng với yêu cầu pháp luật.
Những quy định pháp luật không rõ ràng, khó hiểu, mâu thuẫn chồng chéo, thậm chí hiểu thế nào cũng có thể đúng sẽ tạo nên những nguy cơ vi phạm nguyên tắc pháp chế thống nhất, vi phạm các quyền và lợi ích của công dân. Do vậy, việc áp dụng các phương pháp xây dựng pháp luật, kỹ thuật pháp lý tiên tiến và phù hợp thực tiễn đã và đang được coi là một trong những yêu cầu cơ bản của việc hòan thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu nhà nước pháp quyền.
– Thuộc tính thứ ba: tính được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước
Pháp luật xuất phát từ nhà nước, do nhà nước trực tiếp xây dựng, ban hành hoặc thừa nhận nên pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các công cụ, biện pháp của nhà nước. Các biện pháp mà nhà nước sử dụng để đảm bảo thực hiện các quy phạm pháp luật rất đa dạng, bao gồm các biện pháp cưỡng chế, thuyết phục, giáo dục, tài trợ, tổ chức kỹ thuật…
Các loại quy phạm xã hội khác cũng được đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp, cách thức nhất định. Các chuẩn mực, quan niệm đạo đức được đảm bảo thực hiện bằng các chế tài “bên trong” và “bên ngoài”, đó là lương tâm, là sự tự giác của cá nhân và dư luận cộng đồng, xã hội. Vi phạm tập quán cũng sẽ bị dư luận cộng đồng lên án và cả sự day dứt của lương tâm nữa, do vậy mà trong cuộc sống, nhiều khi, người ta có thể không đi đăng ký kết hôn chứ mấy ai dám bỏ qua các lễ nghi theo phong tập, tập quán địa phương bao giờ đâu. Không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế – các chế tài pháp luật đối với sự vi phạm các quy tắc xã hội khác.
Làm rõ thuộc tính này của pháp luật để xác định đặc trưng, ưu thế riêng của pháp luật, sự khác biệt của pháp luật so với các loại quy tắc điều chỉnh hành vi xã hội và quan hệ xã hội khác. Nhưng điều này tuyệt nhiên không nhằm cường điệu hóa vai trò của pháp luật và đánh giá thấp, hạ thấp sức mạnh của các loại quy tắc xã hội khác. Thực tế sinh động cho thấy, để hướng thiện, xác lập cái đúng, hạn chế cái ác, tất yếu phải cần đến sự điều chỉnh của đạo đức, của phong tục và các quy tắc xã hội khác… Không nên coi pháp luật là công cụ vặn năng, là loại vắc xin đặc trị để có thể chữa trị hết được mọi căn bệnh của xã hội.
Trong điều kiện hiện nay, trong số các biện pháp đảm bảo thực thi pháp luật của nhà nước cần đặc biệt coi trọng các biện pháp tổ chức, hướng dẫn thực hiện, xây dựng các cơ chế phối hợp đồng bộ. Chỉ trông chờ vào các chế tài được quy định trong quy phạm pháp luật và việc xử lý của các cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra vi phạm pháp luật thì chưa tạo nên sức mạnh và hiệu quả của pháp luật. Cùng với các biện pháp của nhà nước, pháp luật còn phải được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp xã hội khác và bằng chính ý thức đạo đức, ý thức pháp luật của các công dân.
Trên đây là ba thuộc tính cơ bản, tiêu biểu của pháp luật. Tuy vậy, nếu xét rộng hơn thì còn phải kể đến một số thuộc tính khác của pháp luật như tính hệ thống, tính ổn định, tính dự báo. Việc nghiên cứu rộng hơn đến các thuộc tính khác như tính hệ thống, tính ổn định tương đối cũng hết sức cần thiết để có nhận thức toàn diện, hệ thống về pháp luật nhất là trong bối cảnh hiện nay, hội nhập quốc tế và giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống dân tộc, các yếu tố nội sinh trong đời sống quốc tế.
Máy scan - máy ảnh Kodak đến từ nước nào? Có thể chúng ta chưa biết, Kodak là một tập đoàn đa quốc gia đến từ Hoa Kỳ chuyên sản xuất các sản phẩm hình ảnh và thiết bị nhiếp ảnh. Không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm như sản phẩm máy ảnh ngắm và chụp, những loại film ảnh và các film ảnh chụp nhanh nổi tiếng nhất thế giới mà còn nhiều sản phẩm khác nữa (như máy Scan đang là sản phẩm chiến lược quan trọng để Kodak trở lại).Tên đầy đủ của thương hiệu Kodak là Eastman Kodak Company, được thành lập tại Hoa Kỳ vào ngày 4 tháng 9 năm 1888 do hai nhà đồng sáng lập gồm George Eastman và Henry A.Strongk với định hướng phát triển thương hiệu thời kỳ đầu nhằm vào thị trường chuyên về nhiếp ảnh, và đã thành công với bề dày lịch sử gắn liền với công nghệ chụp ảnh cơ bản. Kodak nhanh chóng trở thành thương hiệu đi đầu trên thị trường chụp ảnh phim.
Ngày nay, Kodak có trụ sở được đặt tại Rochester, New York, Hoa Kỳ, sau đó dần dần chuyển hướng mở rộng thị trường kinh doanh của mình qua việc cung cấp các sản phẩm bao bì, in ấn, đồ họa truyền thông và những dịch vụ chuyên nghiệp khác chuyên về hình ảnh cho nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Tuy thành công nhanh chóng và giữ vị thế chắc chắn trên thị trường phim chụp cũng như đối với thị trường tiêu dùng, đặc biệt là trong giai đoạn những năm 1960, không lâu sau đó, vào những năm 1990, Kodak bước vào thời kì khủng hoảng tài chính khi doanh thu của mặt hàng chủ chốt của thương hiệu giảm liên tục và sự chậm chạp của Kodak trong việc chuyển đổi sang thế giới ảnh kỹ thuật số cũng một phần ảnh hưởng đến vị thế của thương hiệu trên thương trường.
Vào năm 2012, Kodak đăng ký Quyền Bảo Vệ Phá Sản và tuyên bố sẽ ngưng sản xuất máy ảnh kỹ thuật số, máy ảnh quay phim bỏ túi và khung ảnh kỹ thuật số. Đến tháng 1 năm 2013, tòa án chấp nhận đơn đăng ký của Kodak và hỗ trợ tài chính cho thương hiệu đang trên bờ vực phá sản sau khi đã bán quá nhiều mảng kinh doanh của mình vào giữa năm 2013. Chưa đầy một năm sau đó, Kodak giới thiệu ban điều hành mới của mình.
Kodak đồng thời cũng là điển hình trong lĩnh vực kinh doanh hình ảnh. Một ví dụ tiêu biểu là sự ra đời của microfilm (vi phim) Kodak vào năm 1927. Vào thời đó, công nghệ scan tài liệu kinh doanh đang đứng đầu trong việc quản lý thông tin và Kodak giữ vị trí tiên phong. Máy scan Kodak thông dụng nhất có thể scan được 75 trang một phút và scan được ảnh với độ phân giải cao.
Khi bước vào thế kỷ 21, thế giới đứng trước những biến đổi to lớn như các loại hình viễn thông, phương tiện thông tin đại chúng và các tiện nghi của máy vi tính trong thông tin đại chúng như Internet và các ứng dụng đa phương tiện. Đây chính là thế kỷ của cách mạng kỹ thuật số.
Kodak dẫn đầu trong hình ảnh kỹ thuật số với các phương thức chụp ảnh và sử dụng ảnh đầy sáng tạo. Về phía khách hàng Kodak đưa ra các sản phẩm mới hấp dẫn như máy ảnh kỹ thuật số, máy scan và các ứng dụng mới cho các bức ảnh thông qua sự thần kỳ của công nghệ kỹ thuật số.
Kodak có thể thực hiện từ việc scan tới in – không bị ảnh hưởng tiêu cực – tránh phai màu, chất lượng in cao. Loại máy này cũng có thể chỉnh sửa hình ảnh, tránh hiện tượng “red eye” (mắt đỏ) bị gây ra bởi đèn flash của máy chụp ảnh và làm sống động những màu chất lượng kém. Điều này có thể làm được nhiều hơn nữa với hàng loạt mẫu kỹ thuật số, có thể lưu giữ bằng ISDN, có thể liên kết hình ảnh scan với các biểu tượng hay văn bảnt, tạo sự thích thú cho khách hàng với những bức ảnh cũ của họ.
Giờ đây Kodak đang sử dụng sự gần gũi và kỳ diệu của ảnh kỹ thuật số để phát hành những bức tranh ngộ nghĩnh tại các công viên giải trí, trung tâm chiếu phim và thậm chí là trên đỉnh cầu Sydney Harbour.
Kodak cũng có một điểm nhấn trong hệ thống ảnh snapshooter-friendly mới được biết đến như Advanced Photo System (APS) và được bán như Advantix. APS là một hệ thống mở cho bất kỳ cơ sở sản xuất nào cũng có thể làm máy ảnh hoặc film.
Kodak là cái tên nổi tiếng khắp toàn cầu, là niềm tự hào của nước Mỹ. Nói đến máy ảnh, nhiếp ảnh, máy scan là nói đến Kodak.
Hoạt động từ năm 2009, là một trong số ít đơn vị kinh doanh máy scan Kodak từ khi thị trường còn sơ khai. Trong 10 năm đồng hành cùng Kodak, Khuê Tú luôn là đơn vị tiên phong trong việc giới thiệu các sản phẩm máy scan cũng như giải pháp số hóa đến khách hàng ở thị trường Việt Nam, và luôn là Tổng Đại Lý nhiều năm liền đạt doanh số cao.
Cột mốc 10 năm cùng với Kodak Alaris tại thị trường Việt Nam là một sự kiện để ghi nhận những nỗ lực không ngừng của đội ngũ Khuê Tú và là sự kiện để Quý khách hàng có thể tin tưởng khi lựa chọn Khuê Tú là đối tác tư vấn các sản phẩm; giải pháp liên quan đến việc scan; số hóa tài liệu.
Nguồn gốc của tâm lý học có thể truy nguyên đến những người Hy Lạp cổ đại, họ cho rằng tinh thần là chủ đề phù hợp để suy ngẫm. Các nhà triết học sau này tranh luận trong hàng trăm năm về những câu hỏi mà các nhà tâm lý học hiện nay vẫn đang còn phải vật lộn. Ví dụ, nhà triết học người Anh John Locke (1632 – 1704) tin rằng trẻ em sinh ra như một tờ giấy trắng (blank slates) và kinh nghiệm mà chúng thu nhận được quyết định con người mà chúng sẽ trở thành. Quan điểm của ông trái ngược với của các nhà triết học như Plato (427 – 347) và nhà triết học, toán học người Pháp Renee Descartes (1596 – 1650), cả hai tin rằng con người được sinh ra cùng với một vài kiến thức sẵn có.
Tuy nhiên, sự bắt đầu chính thức của tâm lý học như một ngành hoa học thường được xem là vào cuối thế kỷ 19, khi Wilhelm Wundt thành lập phòng thí nghiệm thực nghiệm đầu tiên nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý học tại Leipzing, Đức. Cũng vào khoảng thời gian đó, William James xây dựng một phòng thí nghiệm tại Cambridge, Massachusetts.
Khi Wundt thành lập phòng thí nghiệm vào năm 1879, mục đích của ông là nghiên cứu về các đơn vị cấu trúc của tinh thần. Ông coi tâm lý học là nghiên cứu về các trải nghiệm có ý thức. Quan điểm của ông sau này được gọi là thuyết kết cấu (structuralism), tập trung vào việc khám phá các thành tố tinh thần cơ bản của nhận thức, ý thức, suy nghĩ, cảm xúc cùng các trạng thái và hoạt động tinh thần khác.
Để xác định xem các quá trình cảm giác cơ bản định hình hiểu biết của chúng ta về thế giới như thế nào, Wundt và các nhà theo chủ nghĩa cấu trúc khác sử dụng một quy trình gọi là sự tự xem xét nội tâm (hay sự nội quan – introspection), trong đó họ giới thiệu cho mọi người một kích thích – như một vật thể màu xanh hoặc một câu được in trên mảnh bìa – và yêu cầu họ mô tả theo cách của họ một cách chi tiết nhất có thể về những gì họ trải nghiệm được. Wundt lý luận rằng bằng cách phân tích những gì họ nói, nhà tâm lý học có thể có hiểu biết tốt hơn về cấu trúc của tinh thần.
Theo thời gian, các nhà tâm lý học trở nên không thừa nhận cách tiếp cận của Wundt. Họ ngày càng bất mãn hơn với giả thuyết rằng sự tự xem xét nội tâm có thể làm sáng tỏ cấu trúc của tinh thần. Sự nội quan không phải là một phương pháp khoa học thực sự, vì có rất ít cách quan sát khách quan để có thể xác nhận về sự chính xác của phương pháp này. Hơn nữa, con người thường cảm thấy khó khăn khi mô tả một vài loại trải nghiệm bên trong, như các phản ứng xúc cảm. Hạn chế này dẫn đến sự phát triển của các phương pháp mới thay thế cho thuyết kết cấu.
Học thuyết thay thế cho thuyết cấu trúc là thuyết chức năng (functionalism). Thay vì tập trung vào cấu trúc của tinh thần, thuyết chức năng tập trung vào hoạt động của tinh thần và hành vi. Người theo thuyết chức năng nghiên cứu về vai trò của hành vi trong việc giúp con người thích ứng với môi trường sống. Ví dụ, họ có thể khảo sát chức năng của cảm xúc sợ hãi để chuẩn bị cho chúng ta giải quyết tốt với tình thế khẩn cấp.
Được dẫn dắt bởi nhà tâm lý học người Mỹ William James, những người theo thuyết chức năng nghiên cứu xem hành vi cho phép con người thõa mãn với các nhu cầu của họ như thế nào và làm thế nào “dòng ý thức” cho phép chúng ta chấp nhận môi trường sống. Nhà giáo dục người Mỹ John Dewey đã nỗ lực để phát triển thuyết chức năng trong lĩnh vực tâm lý học, đề xuất những cách để thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu giáo dục của học sinh.
Một phản ứng khác với thuyết cấu trúc là sự phát triển của tâm lý học cấu trúc hình thức (gestalt psychology) vào đầu những năm 1900. Tâm lý học cấu trúc hình thức nhấn mạnh vào cách tổ chức của nhận thức. Thay vì xem xét các phần riêng biệt cấu tạo nên tư tưởng, tâm lý học cấu trúc hình thức đi theo một đường lối khác, nghiên cứu xem việc con người suy nghĩ như thế nào là một thể thống nhất. Dẫn đầu bởi các nhà khoa học người Đức Hermann Ebbinghaus và Max Wertheimer, các nhà tâm lý học cấu trúc hình thức cho rằng “Cái toàn thể khác với tổng đơn giản của các thành phần”, có nghĩa là nhận thức hoặc hiểu biết của chúng ta về các đối tượng là lớn hơn và có ý nghĩa hơn các yếu tố riêng lẻ cấu tạo nên nhận thức. Các nhà tâm lý học cấu trúc hình thức đã có những đóng góp đáng kể vào hiểu biết của chúng ta về sự nhận thức.
Nguồn gốc của pháp luật là nguyên nhân, điều kiện kinh tế - xã hội dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.
Pháp luật hình thành bằng ba con đường chủ yếu: Nhà nước thừa nhận những tập quán đã có từ trước phù hợp với lợi ích của mình và nâng lên thành pháp luật. Bằng con đường này, Nhà nước tạo ra hình thức pháp luật đầu tiên là tập quán pháp; Nhà nước thừa nhận các quyết định có trước về từng vụ việc cụ thể của cơ quan xét xử hoặc cơ quan hành chính cấp trên để trở thành khuôn mẫu cho các cơ quan cấp dưới tương ứng giải quyết những vụ việc tương tự xảy ra sau này. Con đường này tạo ra hình thức pháp luật thứ hai trong lịch sử là án lệ pháp; Nhà nước ban hành những quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới nảy sinh do nhu cầu quản lý và duy trì trật tự xã hội. Con đường này hình thành hình thức pháp luật thứ ba là văn bản quy phạm pháp luật.