Người Việt ở Úc là một trong những cộng đồng lớn nhất tại đất nước Kangaroo. Với sự đa dạng về văn hóa, lối sống và nền tảng kinh tế, người Việt đã tạo nên một phần không thể thiếu trong cộng đồng. Trong bài viết này, johnhu.com.vn và các bạn sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về cuộc sống người Việt ở Úc. Hãy đón đọc bài viết dưới đây nhé!
Người Việt ở Úc là một trong những cộng đồng lớn nhất tại đất nước Kangaroo. Với sự đa dạng về văn hóa, lối sống và nền tảng kinh tế, người Việt đã tạo nên một phần không thể thiếu trong cộng đồng. Trong bài viết này, johnhu.com.vn và các bạn sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về cuộc sống người Việt ở Úc. Hãy đón đọc bài viết dưới đây nhé!
Trước đây, Mỹ hầu như không có trường đào tạo nghề làm móng chuyên nghiệp như ở Việt Nam. Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nail nên việc đào tạo và cấp chứng chỉ nghề nail tại Mỹ còn nhiều bất cập.
Hiện nay, để được hành nghề nail tại Mỹ, bạn cần đáp ứng điều kiện hành nghề bởi State Board. Quy định này cũng có sự khác nhau đối với từng tiểu bang. Chẳng hạn số giờ học khác nhau, có nơi lên đến 600 giờ để có bằng cấp trong tay, có nơi lại chỉ cần 12 giờ học là có thể ra làm việc chính thức. Chưa kể sự khác nhau giữa chế độ chính trị và giáo dục ở các tiểu bang cũng mang đến nhiều khó khăn cho việc làm nail.
Vì thế, những thợ làm nail từ Việt Nam với tay nghề cao và được đào tạo kỹ càng đã trở thành một nguồn lao động chất lượng, được nhiều nơi săn đón. Điều này đã giúp nghề làm nail của người Việt ở Mỹ có chỗ đứng để phát triển vững mạnh.
Nếu không muốn đến Mỹ làm nail thì bạn có thể tìm đến một số quốc gia khác như Canada, Úc, Đức, Pháp, Anh. Đây đều là những quốc gia đang gặp tình trạng thiếu hụt thợ làm nail nghiêm trọng.
Người Việt làm nail ở Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào khác cũng cần chuẩn bị cho mình một hành trang kỹ càng. Ngoài việc nỗ lực rèn luyện kiến thức và kỹ năng để nâng cao tay nghề và tích lũy kinh nghiệm, thì tinh thần sẵn sàng chịu khó, kiên trì và dũng cảm cũng rất quan trọng. Các phẩm chất này sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn và đối mặt với thử thách trong công việc.
Ông chia sẻ tùy đặc trưng từng bang mà người Việt ở Úc sinh sống bằng nhiều nghề khác nhau. Chẳng hạn, người Việt ở bang Queensland có thế mạnh về đánh bắt hải sản vì ở gần biển, người Việt ở Sydney hay Melbourne theo nghề may tại gia, giữ trẻ, mở nhà hàng, buôn bán nhỏ…
Đem lại thu nhập cao tại Úc phải kể đến nghề nông (người Việt còn gọi là làm "farm"). Và chính phủ Úc cũng khuyến khích lao động nước ngoài đến xứ sở này làm việc với điều kiện thoáng.
Sau đại dịch COVID-19, số đông công nhân làm nông của Úc nghỉ việc nên các chủ nông trại rất cần người. Theo lời kể của nhiều người Việt tại Úc, ban đầu người Trung Quốc gần như muốn thầu hết nghề này, kể cả chăn nuôi bò, gia súc.
Làm "farm" ở Úc. Ảnh: Hoài Thanh
Tuy nhiên, chính phủ Úc đã mạnh tay can thiệp, không để các chủ nông trại bán cho người nước ngoài. Cách hỗ trợ của chính phủ là mở cánh cửa nhập cư cho lực lượng lao động từ các nước Đông Nam Á, đồng thời mở ra cơ hội việc làm lớn.
Đặc biệt, vào mùa đông, khi phải trồng rau củ trong nhà kính, giá cả mặt hàng này lại tăng mạnh. Do vậy, mùa đông cũng được xem là mùa "làm ăn" của giới làm nông. Người Việt tại các nông trại tập trung hái dâu, thu hoạch su hào, hành tây…, với thu nhập từ 25-27 AUD/giờ.
Một nghề thu nhập cao khác ở Úc là làm bánh mì. Bánh mì Việt Nam rất khác bánh mì Úc. Người Việt ở Úc vẫn thích ăn những loại bánh mì giống như ở Việt Nam, do đó giới làm bánh mì người Việt sẵn sàng chiều lòng khách hàng bằng cách làm truyền thống.
Ngoài ra còn có thể kể ra một số nghề thu hút nhiều người Việt ở Úc như y tá, chăm sóc người cao tuổi, sửa chữa ống nước…
Bánh giò bán ở Melbourne. Ảnh: Tố Thư
Qua những ngày tham quan nước Úc vào trò chuyện với bạn bè, người quen tại đây, tôi nhận thấy lao động phổ thông dễ tìm việc hơn. Thậm chí, nhiều người có bằng đại học tại Úc nhưng thu nhập không cao so với những người chịu khó làm nghề chân tay.
Chẳng hạn, tôi được biết mức lương trả cho công nhân ở bang Tây Úc, nơi có rất nhiều dự án khai mỏ, đã trên mức 100.000 AUD/năm.
NSND Lệ Thủy cho biết thêm thợ nề, thợ sắt, thợ sửa máy lạnh, thợ sửa ống nước… đều có thu nhập cao và muốn họ sửa chữa phải đăng ký sớm để xếp lịch.
Tiệm bánh mì ở Melbourne. Ảnh: Tố Thư
Ngành du lịch, khách sạn là một trong những thế mạnh đào tạo của Úc và người Việt tham gia ngành nghề này khá đông. Tôi đã mua vé đi tour do người Việt tổ chức tại Melbourne, anh chủ hãng kiêm luôn lái xe, hướng dẫn viên.
Mỗi chuyến đi có khoảng 16 khách, vào mùa thu mỗi ngày đều có tour đưa khách tham quan tuyến xe lửa chạy bằng hơi nước Puffing Billy có tuổi thọ hơn 100 năm, các trang trại ươm trồng cây kiểng, các khu rừng vào thu thay đổi màu lá… Thu nhập nghề này rất khá nhờ lượng du khách dồi dào đến Úc nói chung và bang Victoria nói riêng.
Thực tế là vậy song theo lời NSND Lệ Thủy, giới trẻ du học tại Úc đã cố gắng vào đại học, một số không ít họ lên cao học để có những văn bằng lo cho tương lai căn cơ hơn.
Hiện nay, cộng đồng người Việt ở Úc ngày càng phát triển lớn mạnh, cả về số lượng và chất lượng, không chỉ giữ được những nét bản sắc văn hóa độc đáo của quê hương mà còn lan tỏa đến người dân Úc và các cộng đồng dân cư khác, thông qua nhiều hoạt động như mở lớp dạy tiếng Việt, họp chợ dân sinh bán đặc sản Việt, tổ chức đón Tết Nguyên Đán…
Chi phí sinh hoạt ở Úc không thấp. Ảnh: Tố Thư
Danh ca Hoài Thanh kể thêm chế độ phúc lợi xã hội ở Úc rất tốt, với nhiều loại trợ cấp như tìm việc làm, chi phí đi lại, nuôi con… cùng với những hỗ trợ trong khám chữa bệnh, giáo dục, cho sinh viên vay tiền học đại học…
Dù vậy, theo ông, để có được cuộc sống đầy đủ tại Úc thì chi phí cũng không nhẹ gánh chút nào. Đơn cử, 1 kg cá basa giá 8 AUD (gần 130.000 đồng), 1 kg thịt heo khoảng 10 AUD (gần 160.000 đồng)… Tính chung tiền ăn uống khoảng 120 AUD/tháng (khoảng 1,9 triệu đồng) cho một người, với điều kiện đó chỉ là thực đơn tiết kiệm, không cầu kỳ.
Bên cạnh đó, chi phí đi tàu điện, xe buýt, tiền bảo hiểm, tiền sinh hoạt chung, thuốc men mỗi khi thời tiết thay đổi… Vị chi tất cả vào khoảng 1.500 AUD/tháng/người (hơn 23,5 triệu đồng).
Tôi đã tham quan một căn nhà được rao bán tại khu Springvale của TP Melbourne với giá khởi điểm 2 triệu AUD. Kết quả cuộc đấu giá là phần thắng thuộc về một người Việt, với giá 2.156.000 AUD.
Những người Việt trong cộng đồng bày tỏ niềm phấn khởi, vì lâu nay giá nhà ở Úc tăng cao là do người Trung Quốc ùn ùn đổ sang kinh doanh bất động sản.
Ngôi nhà đấu giá ở Springvale mà người Việt mua được. Ảnh: Tố Thư
Trên thực tế, việc mua căn hộ trả góp tại Úc không khó. Đã là người vào quốc tịch Úc hoặc có giấy thường trú đều có thể vay đến 80% với lãi suất dao động 5% nếu chứng minh được thu nhập của mình. Và người Việt đã nỗ lực không ngừng để an cư lập nghiệp tại nước Úc.
TBVĐ- Ở Việt Nam nghề cắt tóc, tạo mẫu tóc thường được truyền lại theo kiểu người đi sau làm theo cách của người đi trước. Tuy nhiên ở Đức muốn trở thành một thợ làm tóc thì người đó cần phải tham gia một khóa đào tạo nghề.
Khu chợ giao hàng Việt Nam nào cũng có hiệu cắt tóc của người Việt, nhất là Berlin, trong số họ ai là người có bằng cấp làm tóc, ai không? Thật khó biết. Nhưng đấy là trước đây, còn từ nhiều năm nay trong khu giao hàng cũng được kiểm tra gắt gao, không có bằng đào tạo làm tóc sẽ bị phạt nặng và đương nhiên cửa hiệu phải dừng hoạt động. Dù vậy vẫn còn đâu đó các hiệu tóc làm chui, khi có công an liên bộ vào kiểm tra thì đóng cửa bỏ chạy hoặc chịu phạt, việc canh chừng rất mệt mỏi. Để lấy được giấy phép hành nghề không đơn giản vì phải đi học để lấy được bằng mất ba năm. Muốn mở hiệu là 5 năm, thời gian quá dài đúng bằng học đại học rồi thạc sĩ. Trong khi phần nhiều thợ cắt tóc Việt đều đã có tay nghề và tiếng Đức thì không phải ai cũng tốt. Đây là một cản trở trong việc học để lấy bằng.
Tuy nhiên bằng nhiều cách, nếu đã hành nghề trong nước rồi thì phải học lý thuyết và các giờ thực hành rồi thi tay nghề, quy trình dài ngắn còn tuỳ thuộc khả năng từng người. Người Việt bắt đầu từng bước tiến vào nghề làm tóc theo tiêu chuẩn hiện hành. Không chỉ ở các khu giao hàng mà nghề làm tóc đã bắt đầu manh nha phát triển trên toàn nước Đức. Vậy trên con đường đấy có những thuận lợi, khó khăn gì?
Quá trình để hành nghề tóc hợp pháp
Nhiều người nghe nói học nghề làm tóc mất ba năm rồi thêm hai năm nâng cao lấy bằng chuyên nghiệp mới được mở cửa hiệu, họ không tin. Chương trình học nghề của Đức theo dạng “vừa học vừa làm” (Dualsystem) vì thế ngoài lý thuyết, thực hành thường học trong các xí nghiệp, cơ sở có nghề theo học, nghề cắt tóc và thẩm mỹ cũng vậy.
Năm thứ nhất:Trong năm đầu tiên đào tạo, học viên sẽ làm quen với hoạt động của các máy móc và thiết bị. Ngoài ra, người học cũng sẽ được chỉ ra những hóa chất khác nhau được sử dụng để nhuộm tóc và cách sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc đúng cách trên các mẫu tóc đặc biệt, sau đó học cách kiểm tra các kỹ thuật cắt và cách cắt quan trọng nhất.
Năm thứ hai: Sau những kiểu tóc thử nghiệm đầu tiên, học viên có thể chứng minh kỹ năng của mình với những khách hàng phù hợp. Dưới sự giám sát của người hướng dẫn, người học cắt tóc và tư vấn cho khách hàng về tất cả các câu hỏi liên quan đến kiểu tóc của họ.
Năm thứ ba: Trong năm thứ ba đào tạo, người theo học sẽ đào sâu kiến thức và kỹ năng của mình vào các ứng dụng thực tế, từ các kỹ thuật tạo kiểu nhất định đến nhuộm tóc, các phương pháp chăm sóc thẩm mỹ.
Sau thời gian học sẽ phải thi. Khi có bằng rồi mới được đi làm thợ ở các cửa hiệu. Nếu muốn tự mở cửa hàng, con đường tiếp theo là hai năm học để lấy bằng Meister.
Học bằng Meister: Cơ bản của Meister là học nâng cao, từ mẫu thiết kế tóc, mỹ phẩm, trang trí, lập kế hoạch với chi phí cho một tiệm làm tóc, hiểu biết nâng cao về dụng cụ làm tóc, xử lý hoá chất, chẩn đoán, chăm sóc da. Tư vấn khách hàng gồm đánh giá tóc và da, kiểu tóc và trang điểm, màu sắc cùng hình thái. Nắm bắt thành phần của các sản phẩm làm tóc hay nhuộm khác nhau, tiêu chí lựa chọn. Phương pháp lên màu sắc và thay đổi cấu trúc, áp dụng nhiều kỹ thuật cắt đặc biệt. Các phương pháp chăm sóc móng tay, điều trị, các tùy chọn thiết kế móng tay hay những vấn đề thẩm mỹ khác trên khuôn mặt.
Quản lý salon: Mỗi học viên muốn mở tiệm không chỉ cần kỹ năng nghề nghiệp mà còn cần kỹ năng quản lý, hiểu biết về luật lao động, bảo hiểm, tai nạn lao động, y tế và các quy định về môi trường. Về kinh tế: Xác định chi phí hoạt động, tiền lương, dịch vụ và hàng hóa, kế hoạch kinh doanh, ngân sách, quy trình vận hành, quản lý nhân sự. Về tiếp thị, quảng cáo cần hiểu biết hệ thống thông tin và quản lý chất lượng hoạt động.
Bên cạnh đó học viên cần có khái niệm cơ bản về kế toán và kiểm soát, báo cáo tài chính, nguyên tắc cơ bản của hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp, căn cứ pháp lý và thuế… Học trong hai năm thì thi để lấy bằng Meister.
Các dịch vụ và thu nhập nghề làm tóc
Thông thường, thợ làm tóc làm việc trong các tiệm làm tóc hoặc khách hàng tại nhà hay di chuyển tự do. Các hoạt động của họ bao gồm nhiều dịch vụ như gội, cắt khô và ướt , sấy khô cũng như cạo râu. Tư vấn cho khách hàng các kiểu tóc và bán thêm các sản phẩm chăm sóc tóc. Ngoài kinh doanh cổ điển, lĩnh vực hoạt động còn rất đa dạng như tư vấn cách chăm sóc tóc. Nhuộm tóc, lông mi, xăm lông mày các kiểu, trang trí hoặc làm tóc giả. Thực hiện nối tóc và làm dày tóc, nối lông mi, làm móng tay và tư vấn, bán mỹ phẩm. Trong những dịp đặc biệt, họ tạo kiểu tóc dạ hội, đám cưới. Các kỹ thuật cắt khác nhau cho các kiểu tóc khác nhau, nhuộm và những bí quyết phức tạp ngoài phổ thông còn tuỳ đào tạo của từng trường cụ thể. Hiện ở Đức cũng có người Việt đào tạo nghề thẩm mỹ liên quan như nối mi, xăm lông mày.
Nghề làm đầu và thẩm mỹ có thu nhập dao động từ 1200 Euro đến rất lớn, tuỳ thuộc bạn làm thợ hay làm chủ và số tiệm bao nhiêu, trong quá trình học nghề cũng đã được trả lương theo từng thời gian học theo quy định chung. Còn người Việt thì sao? Khảo sát sơ qua những người làm nghề này thì thu nhập nói chung tốt. Tất nhiên cũng tuỳ thuộc vào khả năng từng người hay cửa tiệm ra sao, tự làm hay thuê thêm thợ… Riêng người Việt làm nghề này thu nhập khá vì họ khéo tay và chịu khó cũng như biết chiều chuộng khách.
Những khó khăn của nghề tạo mẫu tóc
Nghề nào nghiệp nấy đều có ưu, có khuyết. Thu nhập tốt nhưng nghề này phải tiếp xúc với nhiều loại hóa chất, phải hoạt động nhiều, thời gian đứng làm việc rất lâu gây nên bệnh giãn tĩnh mạch. Đặc biệt là cánh tay và bàn tay phải sử dụng đến kéo thường xuyên nên sau một thời gian dài làm việc thì rất nhiều người bị đau ở cánh tay hoặc bàn tay. Đây là những hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe của người làm thợ. Lời khuyên của bác sĩ là làm việc có nghỉ ngơi đúng thời điểm để các cơ và dây chằng được thư giãn phục hồi chức năng của nó. Ngoài ra việc bảo vệ da và dị ứng với các loại hoá chất cũng cần chú ý hơn, không chỉ cho người làm mà còn bảo vệ khách hàng để tránh hệ lụy về sức khoẻ và pháp lý.