Quy Định Khoảng Cách An Toàn Trên Cao Tốc

Quy Định Khoảng Cách An Toàn Trên Cao Tốc

Ngày đăng : 31/01/2020 - 6:07 PM

Ngày đăng : 31/01/2020 - 6:07 PM

Biện pháp an toàn khi làm việc trên cao

Để đảm bảo an toàn làm việc trên cao, việc trang bị dàn giáo là một biện pháp cơ bản và quan trọng. Dàn giáo bao gồm thang, giáo cao, giáo ghế, giáo treo, chòi nâng và sàn treo, tạo ra một môi trường làm việc thuận tiện và an toàn cho công nhân.

Để đảm bảo tính an toàn và tiết kiệm vật liệu, trong ngành xây dựng nên sử dụng các loại dàn giáo đã chế tạo sẵn theo thiết kế điển hình. Điều này đảm bảo tính chuẩn xác và đáng tin cậy của dàn giáo.

Ngoài ra, chỉ nên sử dụng dàn giáo được chế tạo theo thiết kế riêng, đi kèm với các bản vẽ thiết kế và thuyết minh tính toán đã được xét duyệt. Điều này giúp đảm bảo rằng dàn giáo được thiết kế và xây dựng đúng quy định, từ đó nâng cao an toàn và chất lượng công trình.

Đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn làm việc trên cao là điều quan trọng trong quá trình làm việc. Thực hiện đúng các quy định sẽ giúp tránh những tai nạn không mong muốn và đảm bảo một môi trường làm việc an toàn cho người lao động.

Có thể thấy việc tuân thủ các quy định an toàn làm việc trên cao là rất cần thiết đối với người lao động là việc trên cao. Hơn nữa, việc trang bị đồ bảo hộ lao động giúp đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc trên cao. Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm đồ bảo hộ lao động tại Bảo Hộ Lao Động ThinkSafe. Chúng tôi luôn mang đến những sản phẩm bảo hộ chất lượng tốt nhất đến với người sử dụng.

Các nguyên tắc cần tuân thủ khi làm việc trên cao

Khi làm việc trên cao, tuân thủ các nguyên tắc an toàn làm việc trên cao là điều vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp cho bạn chủ động trong việc bảo vệ bản thân, hạn chế các rủi ro không mong muốn xảy ra.

Tuân thủ các quy định khi làm việc là điều quan trọng

Dưới đây là những nguyên tắc cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho công nhân:

Mọi người phải đảm bảo đeo dây đai an toàn tại những nơi đã được quy định. Điều này giúp bảo vệ công nhân khỏi rơi từ độ cao và giảm nguy cơ tai nạn.

Việc di chuyển và đi lại phải theo đúng các tuyến đường quy định. Cấm leo trèo lên xuống vị trí trên cao, đi lại trên đỉnh tường, đỉnh dầm, xà, dàn mái và các kết cấu đang thi công.

Khi lên xuống vị trí trên cao, hãy đảm bảo sử dụng thang bắc vững chắc. Ngoài ra, không nên mang vác vật nặng, cồng kềnh khi lên xuống thang để tránh nguy hiểm.

Cấm đùa nghịch và leo qua lan can an toàn, qua cửa sổ. Điều này giúp tránh nguy cơ rơi từ độ cao và bảo vệ tính mạng của công nhân.

Điều đặc biệt quan trọng là không được đi dép lê hoặc giày có đế dễ trượt. Chọn giày bảo hộ lao động an toàn phù hợp giúp tránh nguy cơ trượt ngã khi làm việc trên cao.

Trước và trong quá trình làm việc trên cao, cần tuyệt đối không uống rượu, bia hoặc hút thuốc lào. Những chất này có thể làm giảm tập trung và gây nguy hiểm.

Công nhân cần có túi đựng dụng cụ và đồ nghề. Cấm vứt ném dụng cụ, đồ nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống để tránh gây thương tích cho người khác.

Khi có mưa to, giông bão hoặc có gió mạnh từ cấp 5 trở lên, cần ngừng làm việc trên các kết cấu như giàn giáo cao, ống khói, đài nước, cột tháp, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà 2 tầng trở lên để đảm bảo an toàn.

QUY ĐỊNH AN TOÀN LÀM  VIỆC TRÊN CAO

Quy trình này nhằm đưa ra các yêu cầu an toàn bắt buộc đối người lao động khi thực hiện các công việc trên cao..

Quy định này áp dụng cho tất cả nhân viên , nhà thầu khi làm việc trên cao tại nhà máy hoặc tại các dự án dưới sự kiểm soát của công ty.

Quy định về an toàn làm việc trên cao tại Việt Nam

Làm việc trên cao là dạng công việc phổ biến đặc trưngtrong lĩnh vực thi công xây dựng, cùng với các lĩnh vực sửa chữa – lắp đặt trong các ngành công nghiệp khác. Phạm vi của công việc phải thực hiện ở trên cao là rất rộng, công việc này được thực hiện thường xuyên trong các lĩnh vực công nghiệp lẫn phi công nghiệp. Đứng trước nhu cầu về phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho việc phát triển của nền kinh tế, trong những năm gần đâytai nạn lao động do ngã cao là một trong những tại nạn chiếm tỷ lệ cao nhất trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Bảng 1. Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất

trong lao động tại Việt Nam (nguồn Bộ LĐTB&XH)

Quy định về làm việc trên cao của các Bộ/ngành tại Việt Nam:

Hiện nay Việt Nam chưa có Quy chuẩn/Tiêu chuẩn quy định cụ thể về an toàn làm việc trên cao trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau, do vậy quy định về khái niệm này chưa được thống nhất cụ thể như các quốc gia phát triển khác trên thế giới như Hoa Kỳ và EU (Ví dụ: Ở Hoa Kỳ – Bộ Lao động quy địnhbắt buộc phải có biện pháp an toàn, bảo vệ chống rơi ngã khi người lao động làm việc ở độ cao 4 feet tại nơi làm việc trong các ngành công nghiệp nói chung; 5 feet trong xưởng đóng tàu; 6 feet trong ngành xây dựng và 8 feet trong các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm khác). Tuy nhiên,các quy định về làm việc trên cao đã được quy định ở một số các văn bản thuộc các Bộ/ngành quản lý những công việc có nguy cơ mất an toàn cao. Cụ thể như sau:

-TCVN 5308: 1991: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng, quy định như sau:

“Khi làm việc từ độ cao 2m trở lên hoặc chưa đến độ cao đó, nhưng dưới chỗ làm việc có các vật chướng ngại nguy hiểm thì phải trang bị dây an toàn cho công nhân hoặc lưới bảo vệ nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn”.

– Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia an toàn trong xây dựng–QCVN 18:2014/BXD (ban hành kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BXD ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng):

“Khi làm việc trên cao (từ 2m trở lên) hoặc chưa đến độ cao đó, nhưng dưới chỗ làm việc có các vật chướng ngại nguy hiểm, thì phải trang bị dây an toàn cho người lao động hoặc lưới bảo vệ. Nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn, không cho phép người lao động làm việc khi chưa đeo dây an toàn”.

– Khoản 2.19.1.2, Mục 2.19 (Làm việc trên cao và mái) quy định:

“Khi làm việc tại những khu vực cao bao gồm cả mái nhà có cao độ hơn 2m, cần phải có biện pháp bảo vệ xung quanh các cạnh mở bằng lan can theo quy định. Tại những nơi không thể sử dụng lan can an toàn, phải có các biện pháp bảo vệ an toàn khác”.

– Khoản 2.19.2.2, Mục 2.19 (Làm việc trên cao và mái) quy định:

“Khi làm việc trên mái có độ dốc lớn hơn 25°, người lao động phải đeo dây an toàn và móc vào vị trí cố định”.

– Khoản 2.19.2.3, Mục 2.19 (Làm việc trên cao và mái) quy định:

“Người lao động làm việc trên mái có độ dốc lớn hơn 25°, phải có thang gấp đặt qua bờ nóc để đi lại an toàn. Thang phải được cố định chắc chắn vào công trình, chiều rộng của thang không được nhỏ hơn 30cm, các thanh ngang đặt cách đều nhau một khoảng 40cm”.

– Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện – QCVN 01: 2020/BCT ((ban hành kèm theo Thông tư số 39/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công thương):

– Khoản 3.14, Mục 3 (Giải thích từ ngữ) quy định:

“Làm việc trên cao là làm việc ở độ cao từ 2m trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc thấp nhất của người thực hiện công việc”.

– Thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 8 năm 2020 về việc ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặtvề an toàn, vệ sinh lao động:

“Mục 7: Làm việc trên cao cách mặt bằng làm việc từ 2 mét trở lên, trên sàn công tác di động, nơi cheo leo nguy hiểm”.

Các vị trí, công việc làm việc trên cao (đặc biệt trong lĩnh vực thi côngxây dựng):

– Từ các quy định cụ thể của các Bộ/ngành nêu trên về làm việc trên cao thì công việc làm việc trên cao (đặc biệt là trong lĩnh vực thi côngxây dựng) bao gồm các công việc sau:

+ Tất cả các công việc ở độ cao từ 2m trở lên hoặc dưới 2m nhưng vẫn tồn tại các yếu tố nguy hiểm có hại có thể gây tai nạn cho người làm việc (như vật sắc nhọn, thuỷ tinh, nước, axit…).

+ Làm việc trên thang, trên các loại dàn giáo, nôi treo di động…

+ Làm việc trênmái có độ cao từ 2m trở lên và các loại mái có độ dốclớn hơn 25°.

+ Làm công việc sửa chữa trên các loại máy – thiết bị xây dựng (mà có độ cao hơn 2m) như: Máy xúc, cần trục, cầu trục, vận thăng…

+ Làm việc gần nơi có lỗ hổng, không gian mở như: Gần hố thang máy, thi công gần vị trí ban công, lan can, cầu thang lên xuống…

+ Các công việc liên quan đến lắp đặt, tháo dỡ cốp-pha, ván khuôn ở trên cao, trên mái, gần nơi có lỗ hổng, không gian mở.

+ Các công việc liên quan đến đổ bê tông, công tác hoàn thiện gần các lỗ hổng, ban công, lan can, cầu thang…

+ Làm việc trên cao gần các nguồn điện hoặc dây dẫn điện cao thế…

Các biện pháp an toànkhi làm việc trên cao:

Hiện nay, trên thế giới thường sử dụng hai loại biện pháp an toàn chính để phòng chống các tai nạn ngã cao,đó là hệ thống an toàn thụ động và hệ thống an toàn chủ động:

– Hệ thống an toàn thụ động:Là hệ thống không cần sự tham gia của người lao động, nghĩa là hệ thống giúp cho người lao động cho dù không thực hiện các quy định cần thiết để phòng chống ngã cao. Ví dụ như bằng cách lắp đặt hệ thống lưới chống rơi…

– Hệ thống an toàn chủ động:Là hệ thống phòng chống ngã cao cần người lao động sử dụng hệ thống một cách chủ động để phòng tránh rơi ngã như việc đeo dây đai an toàn, lắp đặt lan can – hành lang an toàn, vạch cảnh báo, các hệ thống giám sát an toàn…

Từ các quy định nêu trên, người sử dụng lao động khi bố trí cho người lao động thực hiện các công việc ởtrên độ cao 2m trở lên (hoặc dưới 2m nhưng vẫn tồn tại các yếu tố nguy hiểm có hại có thể gây tai nạn cho người làm việc), điều này có nghĩa là bắt buộc người sử dụng lao động phải thiết lập các biện pháp an toàn cho người lao động trong suốt quá trình thực hiện công việc. Cùng với đó, người lao động cũng phải bắt buộc tuân thủ các biện pháp an toàn mà người sử dụng lao động đã thiết lập và trang bị để phục vụ cho công việc theo đúng quy định để đảm bảo an toàn./.

Làm việc trên cao luôn phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm và rủi ro tiềm ẩn. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho người lao động, việc tuân thủ các quy định và nguyên tắc về an toàn là hết sức quan trọng.

Hãy cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu quy định về an toàn làm việc trên cao được cập nhật mới nhất.