Khoản 1 Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định:
Khoản 1 Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định:
Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 4 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn về tuổi đời của người đăng ký tuyển chọn sĩ quan dự bị như sau:
Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ, hạ sĩ quan dự bị đã giữ chức phó trung đội trưởng hoặc cán bộ tiểu đội và tương đương; tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, nếu thiếu, tuyển chọn đến tốt nghiệp trung học cơ sở, với người dân tộc thiểu số tuyển chọn trình độ học vấn lớp 7 trở lên; tuổi đời đối với quân nhân chuyên nghiệp không quá 35, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ và hạ sĩ quan dự bị không quá 30;
Cán bộ, công chức, viên chức tuổi đời không quá 35; riêng đào tạo sĩ quan dự bị ngành y, dược, tuổi đời không quá 40; đào tạo sĩ quan dự bị chính trị phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;
Công dân tốt nghiệp đại học trở lên, tuổi đời không quá 35; sinh viên khi tốt nghiệp đại học, tuổi đời không quá 30.
Như vậy, đối với trường hợp công dân tốt nghiệp đại học trở lên thì tuổi đời sẽ không qua 35 tuổi. Vì vậy, với trường hợp bạn đã có bằng thạc sỹ thì tuổi tối đa là 35 tuổi.
Tham gia nghĩa vụ quân sự là một nghĩa vụ bắt buộc của công dân Việt Nam. Khi đủ độ tuổi để thực hiện nghĩa vụ quân sự thì công dân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ “đi theo tiếng gọi Tổ quốc” để tham gia nghĩa vụ quân sự. Trong thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự thì đương nhiên người tham gia tại ngũ sẽ không thể tham gia vào thị trường lao động để tạo ra nguồn thu nhập. Vậy khi công dân tham gia nghĩa vụ quân sự hai năm và được xuất ngũ theo quy định của pháp luật thì họ sẽ được bao nhiêu tiền?
– Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ
– Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của họ.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Tại khoản 3 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định:
“Nhập ngũ là việc công dân vào phục vụ có thời hạn trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển”.
Như vậy, nhập ngũ chính là việc công dân Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quân sự có thời hạn trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân Việt Nam và lực lượng Cảnh sát biển.
Nghĩa vụ quân sự chính là một nghĩa vụ đầy vẻ vang của công dân Việt Nam phục vụ trong Quân đội nhân dân. Công dân Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm có phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam, cụ thể:
+ Công dân là nam giới nằm trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phải phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân, trừ một số trường hợp theo luật định sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ.
+ Đối với những công dân là nữ giới nằm trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nếu những công dân này tự nguyện đăng ký tham gia nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong thời bình đồng thời quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
+ Nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị đối với công dân là nam giới nằm trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm các trường hợp như sau: công dân hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng lại chưa phục vụ tại ngũ; công dân thôi phục vụ tại ngũ; công dân thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
+ Đối với những công dân là nữ giới nằm trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự mà có ngành, nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân (ví dụ như trình độ thạc sĩ trong ngành y, dược,…)
Quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự quy định tất cả các công dân mà nằm trong độ tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Những công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn hay nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ như sau:
“Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi”
Như vậy độ tuổi đối với công dân Việt Nam được Nhà nước gọi nhập ngũ bắt đầu khi công dân đó từ đủ 18 tuổi cho đến hết 25 tuổi, tuy nhiên những đối tượng là công dân đã thực hiện tạm hoãn gọi nhập ngũ khi họ đang trong quá trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học thì những đối tượng này sẽ được Nhà nước gọi nhập ngũ đến khi họ hết 27 tuổi.
Đối với tiêu chuẩn tuyển quân, nhà nước và các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ phải căn cứ vào tuổi đời của công dân, tiêu chuẩn chính trị của công dân, tiêu chuẩn sức khoẻ của công dân và tiêu chuẩn văn hoá của công dân và phải thực hiện theo nguyên tắc tuyển đủ số lượng, phải bảo đảm chất lượng, phải lấy tiêu chuẩn từ cao xuống thấp; phải thực hiện dân chủ, công bằng, công khai và an toàn, tiết kiệm.
Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có định về thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ như sau:
“1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
3. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự thì những công dân nhập ngũ phục vụ tại ngũ trong thời bình mà có chức vụ là hạ sĩ quan và binh sĩ sẽ có thời hạn phục vụ là 24 tháng (02 năm) hoặc có thể dài hơn nhưng tối đa là 02 năm 06 tháng.
Xuất ngũ chính là việc các hạ sĩ quan, binh sĩ thôi phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam và lực lượng Cảnh sát biển.
Điều kiện để các công dân đang thực hiện phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam và lực lượng Cảnh sát biển xuất ngũ như sau:
– Các hạ sĩ quan, binh sĩ quan thực hiện xong nghĩa vụ phục vụ tại ngũ là 02 năm hoặc tối đa là 2 năm 06 tháng nếu họ được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ
– Các hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn nếu họ được Hội đồng giám định y khoa của quân sự kết luận là họ không còn đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Khi đã xuất ngũ và về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập thì các hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ phải có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị trong thời hạn 15 ngày làm việc.
Xuất ngũ hay còn được gọi là hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Theo khoản 4 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, xuất ngũ là việc hạ sĩ quan, binh sĩ thôi phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.
Điều kiện để công dân được xuất ngũ được quy định tại Điều 43 của Luật này như sau:
- Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ (hết 24 tháng; hoặc hết 30 tháng trong trường hợp kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ);
- Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc trong các trường hợp: Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; Là con của bệnh binh, thương binh, liệt sĩ…