Xương Thọ Lăng nằm giữa rừng thông đặc dụng cảnh quan bên bờ nam sông Hương, thuộc thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Xương Thọ Lăng nằm giữa rừng thông đặc dụng cảnh quan bên bờ nam sông Hương, thuộc thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Đại Lão – Thiền Sư – Hòa Thượng Thích Thanh Từ, có tên tục là Trần Hữu Phước, tên Pháp Danh là Thích Thanh Từ, sau này Thầy đổi lại tên húy là Trần Thanh Từ. Thầy sinh vào ngày hai tư tháng bảy năm 1924, tại quê hương, Ấp Tích Khánh, Xã Thiện Mỹ, Huyện Trà Ôn, Tỉnh Cần Thơ xưa, nay thuộc Tỉnh Vĩnh Long. Thân Phụ của Thầy là ông Trần Văn Mão, Thân Mẫu là bà Nguyễn Thị Đủ, Thầy sinh ra và lớn lên tại quê hương Vĩnh Long, Việt Nam. Thân phụ của Thầy, theo nghiệp Nho từ khi còn nhỏ, giữ nếp sống giản dị, thanh cao, ông là một tín đồ của đạo Cao Ðài. Mẫu Thân của Thầy là bà Nguyễn Thị Ðủ, quê quán ở Làng Thiện Mỹ, Quận Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long. Bà Nguyễn Thị Ðủ là một người chân chất hiền lành, làm ăn tần tảo, sớm tối tận tụy, hy sinh cả đời vì chồng vì con.
Thiền Sư – Hòa thượng Thích Thanh Từ, tuy là Thầy sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn cơ hàn, thế nhưng Thầy đã vượt lên chính mình, với những tố chất nổi bật riêng ngay từ khi còn thơ ấu, Thầy thích đọc sách, có chí xuất trần, trầm tính và ít nói, đặc biệt là Thầy hết lòng hiếu thảo với Phụ Mẫu, và thường xuyên đi làm việc thiện.
Năm Thầy lên 9-10 tuổi, Phụ Thân cho Thầy đi cùng lên Mốp Văn, Long Xuyên để thọ tang một người bác thứ 3 trong gia đình, Thầy Thích Thanh Từ lần đầu tiên được theo Cha đến thăm Chùa Sân Tiên, ở tận trên núi Ba Thê, để làm lễ cầu siêu cho bác. Nghe tiếng chuông chùa ngân vang cô tịch, giữa khoảng thinh không, duyên xưa gặp lại, tự bao giờ, như có một nỗi niềm giao cảm, đã khiến Hòa Thượng rung động, người bất thần xuất khẩu thành thơ:
Non đỉnh là nơi thú lắm ai, Cảnh đó nhàn du của khách tài.
Tiếng mõ công phu nhân tỉnh giấc, Văng vẳng chuông hồi quá bi ai.
Chí xuất trần của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, có thể nói rằng, từ đây đã nổi dậy. Thầy theo dòng đời chìm nổi và nhất là trong cuộc sống thời loạn lạc, Hòa Thượng thêm đau xót và thấm thía những nỗi thống khổ tận cùng của con người. Vì thế chí xuất trần của Đại lão Hòa Thượng càng thêm mãnh liệt hơn. Tâm niệm của Thầy luôn ấp ủ là, nếu tôi không thể làm một viên đan dược thần kỳ, để cứu tất cả các căn bệnh cho chúng sinh, thì ít ra tôi cũng là một viên thuốc bổ, có thể giúp ích cho nhiều người bớt khổ. Hữu quả ắt hữu nhân, cánh cửa Thiền Môn đã hé mở, con đường sáng đã đón Thầy rẽ sang từ hôm đó.
Hòa Thượng đã đến Chùa Phật Quang, làm công quả được 3 tháng, vào đúng ngày rằm tháng 7 năm 1949, khi nghe tiếng mõ tiếng chuông thúc giục và Thiền môn đã mở cánh cửa đón chào, Thầy quỳ lạy xin phép Phụ Mẫu cho mình đi xuất gia. Được Cha Mẹ đồng ý, nên Thầy Thích Thanh Từ thấy trong lòng vui mừng hớn hở, Thầy quay trở lại Chùa Phật Quang chính thức xuống tóc xuất gia, và được Sư Tổ Thiện Hoa, ban cho Thầy pháp danh là Thanh Từ. Khi ước nguyện bấy lâu của Thầy đã thành hiện thực, từ đó, Thầy theo Tổ công phu bái sám siêng năng, vừa học giáo lý, vừa dạy các em nhỏ những bài giảng về Phật pháp. Ngoài ra, Thầy còn Phụ Sư Tổ trong chùa, chăm sóc, trông nom hàng chục chú tiểu. Tuy công việc khá nhiều, nhưng Thầy vẫn để tâm học những bộ Kinh Thư.
Đại hội Đại biểu Phật Giáo toàn Quốc, Giáo Hội – Phật Giáo Việt Nam lần thứ 8, đã suy tôn Đại Lão – Hòa Thượng Thích Thanh Từ, chính thức giữ ngôi vị Phó Pháp Chủ Hội Đồng Chứng minh Giáo Hội – Phật Giáo Việt Nam. Đại hội được tổ chức vào tháng 11 năm 2017.
Đại Lão – Thiền Sư – Hòa Thượng Thích Thanh Từ, hiện tại vẫn còn sống, nhưng vì tuổi của Sư Cụ khá cao, nên sức khỏe Cụ có phần rất yếu, vì do bệnh tuổi già. Cả một đời Cụ đã chu du trên toàn thế giới, để truyền bá tư tưởng Phật Pháp, và thành lập vô số những Thiền Viện, để làm nơi giảng dạy, những phương pháp Tu hành cho các Tăng – Ni, Phật tử trong và ngoài nước. Tổng số Phật tử đã phát tâm quy y với Hòa Thượng là, 84.860 người, trong số đó có 9.600 người ngoại Quốc và 175.260 người trong nước.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Quê hương danh tướng Trần Quang Diệu ở đâu?
Rải rác trên nhiều nguồn tài liệu, đến nay có 3 nguồn thông tin về quê hương của Trần Quang Diệu: Bình Ðịnh, Quảng Ngãi, Ðà Nẵng. Vậy, đâu mới thật sự là quê hương của Trần Quang Diệu?
Mộ Trần Quang Diệu ở An Hải (Đà Nẵng).
Tạp chí Xưa & Nay số 517 đăng bài “Họ Trần ở Hoài Ân với danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu” của nhà nghiên cứu (NNC) Đặng Quý Địch. Bài viết có một số nội dung chính sau:
Từ những năm 50 của thế kỷ XX, nhà thơ Quách Tấn đã đến thôn Vạn Hội, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân gặp ông Trần Sử (Tộc trưởng họ Trần và là người giữ bộ gia phả họ Trần) và năm 1965 đã biên soạn sách “Nước non Bình Định”, trong đó viết: “Mộ nằm trong ấp Vạn Hội thuộc xã Ân Tín. Trên một nấm gò cao trước mộ, dựng một tấm bia xây bằng đá, mặt khắc chìm bốn đại tự Trần Gia Tổ Cơ. Đó là ngôi tổ mộ của Trần Quang Diệu”.
Đến năm 2011, ông Trần Văn Qui ở thôn Vạn Hội 2, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tự nhận là hậu duệ danh tướng Trần Quang Diệu, mang tập Trần Tộc Gia Phả bằng chữ Hán đến nhờ NNC Đặng Quý Địch dịch. Theo gia phả, thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738 - 1765), hậu duệ họ Trần là Trần Văn Tuấn vào cư ngụ ở Bồng Sơn - Hoài Nhơn và là đời thứ 1 họ Trần ở Vạn Hội. Cụ Trần Văn Tuấn từng giữ chức Hàn Lâm Tri chế cáo, sau thăng Đại Tư Mã. Cụ Tuấn sinh 6 con trai, 3 con gái, lập 4 phái nam thuộc đời thứ 2. Thân tộc họ Trần ở Vạn Hội từ đời thứ 1 đến đời thứ 5 có nhiều người làm quan dưới thời các chúa Nguyễn và các vua triều Nguyễn, từ Gia Long đến Thành Thái…
Đáng chú ý tại tờ 8a của gia phả ghi: “Con trai út của ông Thượng thư Bộ binh Trần Văn Tuấn là ông cố họ Trần, tên kiêng cữ là Điện, là nhà Nho lánh đời, không làm quan… Sinh hạ một trai là Trần Văn Kê”. Ông Trần Văn Qui cho NNC Đặng Quý Địch biết: Các bậc trưởng lão họ Trần xưa nay ở Vạn Hội mật truyền rằng, cụ Trần Văn Điện chính là danh tướng Trần Quang Diệu nhưng ghi là Điện, nhằm che giấu để con trai (Trần Văn Kê) khỏi bị Gia Long giết…
Bia mộ Trần Gia Tổ Sơn ở Ân Tín, Hoài Ân.
Những câu hỏi cần được làm sáng tỏ
Qua bài viết “Họ Trần ở Hoài Ân với danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu”, chúng tôi thấy cần làm sáng tỏ một số vấn đề sau:
1- Đọc lại sách “Nước non Bình Định” của Quách Tấn, chúng tôi không thấy có dòng nào tác giả cho biết đã gặp ông tộc trưởng Trần Sử. Bên cạnh đó, 4 chữ khắc trên tấm bia của “ngôi mộ tổ họ Trần” ở Vạn Hội được tác giả Quách Tấn ghi là Trần Gia Tổ Sơn (không phải là Trần Gia Tổ Cơ như bài báo đã dẫn). Đáng lưu ý, tác giả Quách Tấn cho biết: “Nhà Tây Sơn bị diệt, nhà Nguyễn lên ngôi Cửu Ngũ. Nhà họ Trần sợ, đốt hết giấy tờ thời trước. Tập gia phả phái họ Trần Bình Định do đó cũng thành mây”… Điều đó chứng tỏ, Quách Tấn chưa hề gặp ông Trần Sử và cũng chưa hề được xem tập Trần Tộc Gia Phả…
2- Theo NNC Đặng Quý Địch, bộ gia phả họ Trần ở Vạn Hội được soạn vào năm Thành Thái thứ 4 (1892) và người soạn bộ gia phả là ông Trần Văn Huệ, nguyên Tri châu Hoài Ân (?). Thế nhưng, trang 5b của gia phả lại có đoạn: “Ngụ quán của ông Trần Văn Tuấn là ấp Vạn Hội huyện Bồng Sơn… Mộ ông tại thôn Vạn Hội I. Trước mộ có bia đá khắc bốn đại tự Trần Gia Tổ Cơ. Có Từ đường tại thôn Vạn Hội I do tộc trưởng Trần Sử giám phụng” (?). Như vậy, từ xa xưa đã có ông Trần Sử là tộc trưởng họ Trần ở Vạn Hội - Ân Tín, thì làm sao vào những năm 50 của thế kỷ XX lại có ông tộc trưởng Trần Sử để nhà thơ Quách Tấn “gặp” (?).
3- Theo ông Trần Văn Qui , “các bậc trưởng lão họ Trần ở Vạn Hội mật truyền cụ Trần Văn Điện có tên trong gia phả chính là danh tướng Trần Quang Diệu”. Điều này rất đáng hồ nghi, bởi theo chính sử, gia đình Trần Quang Diệu chỉ có duy nhất 1 người con gái và đã bị Gia Long cho voi quật chết. Ngược lại, theo gia phả, ông Trần Văn Điện chỉ có duy nhất 1 con trai (Trần Văn Kê) và không có con gái? Luận cứ để có thể cho rằng Trần Văn Điện chính là danh tướng Trần Quang Diệu rất mơ hồ.
4- Theo gia phả, hầu hết các “nhân vật” trong dòng họ Trần ở Vạn Hội đều theo phò nhà Nguyễn và đều giữ những cương vị quan trọng (?). Vậy sao tên tuổi của các “nhân vật” trên không thấy sử sách ghi nhận? Một gia đình phụng sự nhà Nguyễn mà lại có một danh tướng như Trần Quang Diệu, chẳng lẽ Gia Long và các triều đại nhà Nguyễn lại không biết? Tại sao họ Trần ở Vạn Hội có một “phần tử đối nghịch” như Trần Quang Diệu mà các “nhân vật” trong dòng họ là cha, anh ruột vẫn được nhà Nguyễn trọng dụng?
5- Ngoài những tồn nghi trên, bộ gia phả còn bộc lộ khá nhiều mâu thuẫn. Chẳng hạn, theo gia phả, từ thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, ông Trần Văn Tuấn đã giữ chức Hàn Lâm tri chế cáo, rồi thăng đến Đại Tư mã (?). Nhưng trong quan chế nhà Nguyễn không có chức danh này, mà chỉ có ở triều Tây Sơn. Một chi tiết cũng đáng nghi ngại là việc ông Trần Văn Bạt, sau khi chết trận được tặng Thị Độc học sĩ (một chức dành cho quan văn)?
Các nhà khoa học nên nghiên cứu thêm
Từ những cứ liệu ở trên có thể đặt dấu hỏi lớn về việc họ Trần ở Ân Tín cho rằng “nhân vật” Trần Văn Điện chính là danh tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu. Thật ra, năm 1987, GS - TSKH Vũ Minh Giang đã về Vạn Hội và cả thôn Tú Sơn, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi để khảo cứu. Từ chuyến khảo cứu này, GS Vũ Minh Giang xác định: Trần Quang Diệu quê ở thôn Kim Giao, xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi). Dòng họ này đến đời thứ 4 thì dời đến Tú Sơn- Đức Lân khai khẩn, sinh cơ lập nghiệp. Họ Trần ở Kim Giao và Tú Sơn thường xuyên qua lại và cùng thờ Trần Quang Diệu.
Đáng lưu ý, đầu năm 1996, Bảo tàng Đà Nẵng và Hội sử học Đà Nẵng ra thông báo: “Danh tướng Trần Quang Diệu là người ở làng An Hải (trước thuộc huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam), nay thuộc quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Thông báo trên dựa trên bộ gia phả do con cháu Trần Quang Diệu ở An Hải, Đà Nẵng lưu giữ. Thậm chí, tại đây có cả mộ của Trần Quang Diệu.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, thông tin về quê hương danh tướng Trần Quang Diệu ở An Hải, Đà Nẵng vẫn còn nhiều điểm tồn nghi. Chẳng hạn như các thông tin: Trần Quang Diệu tên thật là Trần Văn Đạt, sinh năm 1760; con trai út tên là Trần Văn Long (vì lẩn tránh nhà Nguyễn nên đổi thành Nguyễn Văn Quang)… Theo nhiều nguồn sử liệu thì Trần Quang Diệu sinh năm 1746 và năm 1773 đã tham gia đánh thành Quy Nhơn. Vậy, nếu Trần Quang Diệu sinh năm 1760, không lẽ khi đánh thành Quy Nhơn Trần Quang Diệu mới 13 tuổi?
Như vậy, đến nay, có 3 nguồn thông tin về quê hương của danh tướng Trần Quang Diệu: Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng. Vậy, đâu mới thật sự là quê hương của danh tướng Trần Quang Diệu? Câu hỏi này cần được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu để khẳng định.