Khi sự kiện ngày 14-3-1988 tại vùng biển Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao vẫn còn nóng hổi, cuối tháng 4-1988, nhà báo Nguyễn Viết Thái - phóng viên Báo Phú Khánh (cũ) được phân công đi Trường Sa. Trong chuyến đi ấy, ông đã có được những tấm ảnh chân thực về đời sống của cán bộ, chiến sĩ Trường Sa. Hiện nay, những tấm ảnh này là tư liệu lịch sử quý giá; đặc biệt, tấm ảnh đặc tả Đại tướng Lê Đức Anh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đọc “lời thề giữ đảo” đã trở thành khoảnh khắc không thể nào quên. Về chuyến đi Trường Sa năm ấy, nhà báo Nguyễn Viết Thái kể:
Khi sự kiện ngày 14-3-1988 tại vùng biển Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao vẫn còn nóng hổi, cuối tháng 4-1988, nhà báo Nguyễn Viết Thái - phóng viên Báo Phú Khánh (cũ) được phân công đi Trường Sa. Trong chuyến đi ấy, ông đã có được những tấm ảnh chân thực về đời sống của cán bộ, chiến sĩ Trường Sa. Hiện nay, những tấm ảnh này là tư liệu lịch sử quý giá; đặc biệt, tấm ảnh đặc tả Đại tướng Lê Đức Anh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đọc “lời thề giữ đảo” đã trở thành khoảnh khắc không thể nào quên. Về chuyến đi Trường Sa năm ấy, nhà báo Nguyễn Viết Thái kể:
Em hãy sưu tầm những bài báo, hình ảnh, tư liệu về những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động để xây dựng thành tập san trưng bày tại lớp.
Thơ Hàn Mặc Tử mang đến sự tươi đẹp, phong khoáng, tràn đầy cảm xúc và đôi khi còn có chút “điên loạn”. Ông sử dụng bút pháp tượng trưng, siêu thực với lối thơ nửa kín nở mở khiến người đọc phải tò mò, thích thú. Hãy cùng The POET magazine điểm qua những tác phẩm hay để đời trong suốt sự nghiệp sáng tác của ông.
Lý Bạch (701 – 762), tự là Thái Bạch, hiệu là Thanh Liên cư sĩ. Ông sinh ra tại Lũng Tây, Cam Túc. Có thể nói Lý Bạch là một trong những nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng nhất thời Thịnh Đường nói riêng và Trung Quốc nói chung.
Suốt cuộc đời, ông được tán dương là một thiên tài về thơ ca. Người đã mở ra một giai đoạn phát triển vượt bậc của thơ Đường. Từ khi còn trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp riêng. Ông cùng người bạn Đỗ Phủ trở thành hai biểu tượng thơ văn lỗi lạc không chỉ trong phạm vi nhà Đường mà còn trong toàn bộ lịch sử Trung Hoa.
Do sự lỗi lạc của mình, ông được hậu bối tôn làm Thi Tiên, hay Thi Hiệp. Giới thi nhân lúc bấy giờ rất kính nể tài uống rượu ngắm trăng làm thơ của ông. Còn gọi ông là Tửu Tiên, hay Trích Tiên Nhân.
Đỗ Phủ (712 – 770), tự là Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng dã lão, Đỗ Lăng dã khách hay Đỗ Lăng bổ y. Ông là người Tương Dương, cũng là một nhà thơ nổi bật thời kỳ Đường. Cùng với Lý Bạch, ông cũng được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc. Tài năng của ông tuyệt vời và đức độ cao thượng nên được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi Sử và Thi Thánh.
Cả cuộc đời mình, ông luôn muốn vì nước vì dân nhưng ông không thực hiện được điều này do loạn An Lộc Sơn năm 755. 15 năm cuộc đời ông là khoảng thời gian đầy biến động, có thời điểm ngắn ông làm quan nhưng vẫn sống trong đau khổ và bệnh tật. Có tin đồn ông mất trên một con thuyền nát ngoài xa.
Bạch Cư Dị (772 – 846), biểu tự Lạc Thiên, hiệu Hương Sơn cư sĩ, Tùy ngâm tiên sinh hay Quảng Đại giáo hóa chủ. Ông là người gốc Thái Nguyên, Sơn Tây, sau di cư tới huyện Vị Nam, Thiểm Tây. Ông là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường. Cũng là một trong những nhà thơ hàng đầu của lịch sử thơ ca Trung Quốc. Với một số người yêu thơ ca thì thơ của ông chỉ xếp sau Lý Bạch và Đỗ Phủ.
Thơ của ông có sức ảnh hưởng vô cùng lớn, không chỉ được tuyên truyền trong dân gian mà còn lan sang tận các nước ngoài.
Có rất nhiều tập thơ Hàn Mặc Tử về tình yêu, dưới đây là danh sách tổng hợp tất tần tật các tác phẩm:
Gió xuân đi khỏi bao giờ, Tấc xuân với tấm lòng thơ não nùng. Hỏi mình, mình có nhớ nhung, Bao la non nước một vùng nước non. Quen nhau từ thuở đào non, Biết nhau từ thuở trăng tròn, ai ôi! Hương thơm bay mất đi rồi, Mỗi lần hoa nở gây mùi yêu đương. Chiêm bao thấy mặt chán chường, Tỉnh ra hoảng hốt, hỏi nường, nường đâu! Sao trong giai tiết mà sầu, Rưng rưng nước mắt ai hầu lau cho?
Mở miệng không ra, những nghẹn ngào, Tương tư sầu ấy cực làm sao! Nghe chim anh võ kêu buồn đáp, Thấy bóng đông quân tới biếng chào. Đứng sững ngoài hiên mà tưởng tượng… Ngồi thừ trước án để chiêm bao. Mặc cho hoa rụng bay tơi tả, Lẩm bẩm: “Em ơi, khổ thế nào”!
Tuổi trẻ nào e nỗi ế chồng Dèm pha mặc kệ ngó như không Sen phơi nắng hạ hương càng thắm Bùn lóng hồ thu nước vẫn trong Dòng Ngư gieo thơ chưa gặp khách Cầu Lam đợi ngọc quản chi công Miệng lằn lưới mối đừng khua nữa Ta há như ai vững tợ đồng!
Gió rủ nhau đi chốn cả rồi Nhỏ to, câu chuyện, ô kìa coi Trong lau như có điều chi lạ, Hai bóng lung lay, thấy cọ mài… Chen chúc, bóng trăng dòm thiệt kĩ: Hai cành lau siết vì yêu thương Cái Nàng năm ngoái không quay lại Ngồi nghỉ bên lau để vấn vương Âm thầm, gió quyến mùi hương mất Để khóm vi lau đứng trẻn trơ Từ trước say sưa tình quấn quýt, Lạnh lùng không nói tận bao giờ…
Thần trí cao dâng đến chín trời Cung cầm rất lạ nỗi chơi vơi E khi mùi đạo là hương đức Đớp mắt lên cho chí rụng rời Hào quang vây riết điềm chiêm bao Chúa hiện ra trong điệu nhạc nào Đầy rẫy no nê nguồn sáng láng Rất nên trăng ngọc với vàng sao Phút giây hoan lạc ngớp vô song Bờ bến thơ đây rộn gió lòng Ý đã nên sang, tình phải trọng Cho mau! Lời nguyền nóng lên không Chúa tôi, trên hết báu thanh xuân Rất đã, rất no, ớn bội phần Lời đẹp cao rao muôn trượng cả: Đây, xuân như ý, nguyện như rằm
Xuân trẻ, xuân non, xuân lịch sự Tôi đều nhận thấy trên môi em Làn môi mong mỏng tươi như máu Đã khiến môi tôi mấp máy thèm
Từ lúc tóc em bỏ trái đào Tới chừng cặp má đỏ au au Tôi đều nhận thấy trong con mắt Một vẻ thơ ngây và ước ao
Lớn lên, em đã biết làm duyên Mỗi lúc gặp tôi che nón nghiêng Nghe nói ba em chưa chịu nhận Cau trầu của khách láng giềng bên
Ta: Nắng chiều mát dịu như kem, Về đâu vội vã cô em bán trầu? Vì đâu duyên thắm nơi nhau, Dừng chân đứng lại trên cầu đã nao…
Nàng: Nắng chiều trong lá vườn chen, Chợ chiều hết họp lỡ duyên em rồi, Vui gì anh hỏi lôi thôi, Tương tư nặng gánh ai người biết cho…
Ta: Nắng chiều hôn lấy má em, Giữa đàng gặp gỡ anh thèm duyên tơ… Trên đồi mây trắng vẩn vơ, Bay quanh lưu luyến, sững sờ có khi…
Nàng: Lòng em như nước suối trong, Tình em như miếng giầu nguồn anh ơi, Hàng này đáng giá mấy mươi, Mà anh mua lấy cho người ta chê?
Ta: Trong khi khao khát tình yêu, Dầu rằng tốt, xấu, giàu, nghèo, cũng cam, Cánh đồng lả lướt khói lam, Anh mơ cái lúc hương trầm đốt lên…
Nàng: Lòng em nghe đã bồi hồi, Yêu anh không biết mở lời sao đây? Ô kìa! Bóng liễu ngất ngây, Đứng im không nói đã say sưa tình…
Ta: Ở đây có sẵn trầu tươi, Em têm một miếng em mời anh đi, Rồi ra duyên thắm lâu dài Trăm năm ghi lấy những lời ngây thơ.
Lan ngắm giùm em, lịch sự không? Lần đầu em mặc áo thêu bông… Lan đâu hiểu lẽ em làm dáng, Lan ạ! Mai đây em lấy chồng…
Non nước tâm tình rộng bốn phương Đòi em làm Nhạc, tôi làm Hương Đêm nay đại yến Lâm Xuân Các Điêu Thuyền đàn khúc Tề Tuyên Vương
Xong rồi đôi ta qua Đào Nguyên Em làm rượu ngọt, anh làm men Tiên cô không đợi duyên mời mọc Say thôi gò má đỏ rần lên.
Liêu Tây bây giờ đang chiêm bao Bây giờ ly biệt đến phương nao Ước chi ta hoá làm Lê ảnh Để khóc thương nhau đến bạc đầu.
Ta căm với tiếng reo khô Ta buồn với liễu bên hồ ngẩn ngơ Ngông cuồng đi hái vần thơ Yêu đương, rót nước để chờ trăng lên Bóng Hằng trong chén nằm nghiêng Lả lơi, tắm mát, làm duyên gợi tình Sóng xao mặt nước rung rinh Lòng ta khát miếng chung tình từ lâu Uống đi cho đỡ khô hầu Uống đi cho bớt cái sầu mênh mang Có ai nuốt ảnh trăng vàng Có ai nuốt cả bóng nàng Tiên Nga Đã thèm cái giấc mơ hoa
Kìa anh xem! Dải mây hờ trên đỉnh núi, Buổi chiều hôm đã nhuộm một màu lam. Và trên không đàn cò trắng đương làm Một bài thơ dài không vần điệu.
Bài thơ ấy xoá dần trong rặng liễu, Mà chúng ta – thi sĩ – đương mơ say Đương lặng nhìn hiện tượng của trời mây, Lòng ta bỗng xôn xao và nức nở.
Rồi tự nhiên, âm thầm trong tiếng thở, Lời ca ngâm vang dậy giữa đồi thông, Khiến vi lau im lặng, suối trong ngừng, Không lay nữa, cũng không thèm chảy nữa,
Chỉ ngây ngất lóng nghe lời mai mỉa Những linh hồn vất vả vì yêu thương. Kìa anh xem! Cô gái đứng bên đường, Mặc yếm thắm, dáng ngây thơ và bẽn lẽn.
Hái rau sam, nhưng xuân tình không thể nén, Trên làn môi ươn ướt như thèm duyên Mà chúng ta – thi sĩ – lặng triền miên Đương tìm vần! Trẻ, đẹp, non trong nếp áo.
Nếu cảnh vật, nước mây không huyền ảo. Hồn thơ đâu tràn vọt như giòng khe… Hồn thơ đâu uyển chuyển như sáo hè, Văng vẳng thổi, lan man trong bóng tối
Và hồn thơ đâu, anh hỡi! Cao vòi vọi, Như mây bay về chốn ngụ nàng Tiên, Mà những đêm thanh trong lúc ngả nghiêng, Để xiêm áo trễ tràng cho mát mẻ…
Trời sớm tinh sương em dậy rồi, Vội vàng vén áo ra vườn coi… Sương mai ấp lấy làn da thịt, Em hái trầu tươi, em cũng tươi.