Công ty TNHH MTV Hợp tác lao động và Dịch vụ Vinafor
Công ty TNHH MTV Hợp tác lao động và Dịch vụ Vinafor
Cập nhật ngày: 18/12/2023 10:12:28
ĐTO - Thời gian qua, Đồng Tháp tập trung nhiều giải pháp trong công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Với thị trường lao động rộng mở, mức thu nhập và điều kiện lao động tốt như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... giúp người lao động có thu nhập cao hơn, tăng tích lũy, cải thiện đời sống.
Nhờ thực hiện theo chủ trương đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nhiều gia đình trên địa bàn huyện Lấp Vò có cuộc sống ổn định
Thời gian qua, huyện Lấp Vò đẩy mạnh triển khai nhiều giải nâng cao tỷ lệ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động. Theo đó, các ngành, các cấp trên địa bàn huyện chủ động tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt nhằm quán triệt những nội dung cơ bản trong công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đồng thời triển khai tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức, kết hợp thực hiện các chủ trương, chính sách phù hợp của tỉnh tác động đến gia đình, người lao động có nhu cầu, điều kiện đi làm việc ở nước ngoài. Đây được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược giảm nghèo bền vững của huyện.
Đồng thời, huyện cũng phân công, giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể cho các đoàn thể, Ban nhân dân khóm, ấp và từng thành viên trong Ban Chỉ đạo cấp xã và Tổ tư vấn. Định kỳ hàng tháng, Tổ tư vấn tổ chức họp giao ban báo cáo kết quả tìm kiếm đối tượng có nhu cầu về việc làm và đi xuất khẩu lao động để phân công vận động, phân tích những khó khăn trong quá trình tiếp xúc gia đình, người lao động đề xuất Ban Chỉ đạo xã giải pháp tháo gỡ...
Theo Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động huyện Lấp Vò từ năm 2022 đến nay, địa phương đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 342 người. Trong năm 2023, toàn huyện có 209 lao động xuất cảnh, đạt 119,4% chỉ tiêu được giao.
Đến thăm nhà cô Phạm Thị Ước (SN 1968, ngụ ấp Vĩnh Bình B, xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò) - gia đình có 3 người con đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, năm 2018, gia đình cô Ước ủng hộ người con lớn là Nguyễn Thị Ngân An (SN 1998) đăng ký đi lao động ở Nhật Bản. Với công việc làm cơm hộp cho một công ty ở Nhật Bản, Ngân An có thu nhập hơn 20 triệu đồng/tháng. Nhận thấy công việc tại Nhật Bản có thu nhập cao, ổn định nên gia đình cô tiếp tục động viên 2 người con kế tiếp là Nguyễn Hồng Lạc (SN 1999) và Nguyễn Thị Hiền (SN 2000) tham gia đi làm việc tại Nhật Bản. Hiện tại, gia đình cô Ước có 3 người con tham gia đi làm việc tại Nhật Bản. Hàng tháng, 3 người con của cô đều gửi tiền về phụ giúp gia đình.
Cô Ước chia sẻ: “Nhờ đi lao động ở nước ngoài mà các con tôi có việc làm, được học tập nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích làm hành trang cho mình để lập nghiệp. Qua đó, giúp gia đình tôi tích cóp được tiền để chỉnh trang mái ấm và có cuộc sống ổn định hơn. Tôi rất mừng”.
Còn tại huyện Lai Vung, thời gian qua, huyện tập trung thực hiện công tác tuyên truyền, vận động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong năm 2023, toàn huyện có 283 chỉ tiêu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt 176,87% tỉnh giao.
Anh Lê Hoàng Tú - ngụ xã Long Thắng, huyện Lai Vung lựa chọn con đường đi lao động ở Đài Loan. Sau khi lập gia đình, anh và vợ tiếp tục làm việc ở thị trường này. 6 năm ở nước bạn, năm 2020, vợ chồng anh Tú trở về địa phương cùng nguồn vốn tích lũy để chăn nuôi bò, phát triển thêm vườn thanh long. Bên cạnh thu nhập ổn định, điều mà vợ chồng anh tâm đắc là sự học hỏi, vận dụng những kinh nghiệm từ môi trường làm việc ở nước ngoài.
Anh Tú cho biết: “Được địa phương tuyên truyền, vận động nên tôi tham dự buổi phỏng vấn tuyển chọn lao động đi làm việc tại Đài Loan. Sang Đài Loan, tôi chủ yếu là sản xuất gậy đánh golf. Với tác phong công nghiệp và tinh thần hỗ trợ lẫn nhau từ nước bạn nên khi trở về nước vẫn giữ tinh thần đó trong công việc rồi và hỗ trợ mọi người cùng phát triển kinh tế”.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, trong năm 2022, toàn tỉnh có 1.779 lao động được xuất cảnh sang nước ngoài làm việc, đạt 118% so với kế hoạch. Thị trường được người dân sang lao động, làm việc nhiều nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… ở các lĩnh vực về nông nghiệp, chế biến thực phẩm, điều dưỡng, trang trí nội thất, cơ khí, công nghệ ô tô, điện tử… Ước tính tổng nguồn thu nhập bình quân của các lao động gửi về gia đình mỗi năm trên 1.500 tỉ đồng. Năm 2023, Đồng Tháp nỗ lực đưa từ 1.500 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài nhằm góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông thôn. Đến nay, toàn tỉnh có 37.134/30.000 lao động được giải quyết việc làm đạt 123,7% so với chỉ tiêu kế hoạch năm, trong đó có 1.846 lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt 123%.
Thời gian qua, tỉnh xác định, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm vừa giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, vừa đem ngoại tệ về địa phương, góp phần giảm nghèo bền vững và thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển. Bên cạnh đó, cũng nhằm đào tạo nguồn lao động có trình độ kỹ năng tay nghề cao, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, biết ngoại ngữ, có sức khỏe… Tiếp tục định hướng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nghị quyết, công văn chỉ đạo các sở ngành, huyện, thành phố tập trung quyết liệt, xem đây là nhiệm vụ chính của từng địa phương…
UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Kế hoạch số 192/KH-UBND thực hiện chủ trương tăng cuờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới theo Kế hoạch số 129-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư.
TP. Đà Nẵng đặt mục tiêu mở rộng thị trường lao động ngoài nước gắn với đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, kỹ năng nghề, ngoại ngữ, pháp luật, văn hóa, phong tục tập quán của các nước cho người lao động…
Theo đó, phấn đấu mỗi năm toàn thành phố có khoảng 700 đến 1.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài. Trong đó, có từ 30% đến 50% người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ có mức sống trung bình được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài. 100% lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và những kiến thức cần thiết.
Để đạt được những mục tiêu trên, nhiệm vụ chính cần thực hiện là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Tập trung làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Xây dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, mở rộng thị trường lao động ngoài nước, tạo cơ hội việc làm cho người dân thành phố.
Cùng với đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả mô hình đưa lao động huyện Hòa Vang đi làm việc có thời vụ tại Hàn Quốc và nhân rộng mô hình này tại các quận còn lại trên địa bàn; thực hiện đào tạo và giáo dục định hướng nghề nghiệp cho người lao động để tạo nguồn cung lao động có chất lượng tham gia đi làm việc ở nước ngoài. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm pháp luật trong công tác đưa người lao động đi làm viêc ở nước ngoài.
UBND TP. Đà Nẵng giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện tổ chức triền khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra. Kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương trong quá trình thực hiện. Chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện nghiên cứu tham mưu UBND thành phố trình HĐND thành phố ban hành chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau khi về nước, nhằm thúc đẩy hoạt động đi làm việc ở nước ngoài, để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững.
Đồng thời, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường quản lý đối tượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trực tiếp giao kết do Sở xác nhận và các trường hợp doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề ở nước ngoài có thời gian dưới 90 ngày theo đúng quy định pháp luật.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với các doanh nghiệp và đơn vị liên quan tổ chức đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng, chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo đúng quy định pháp luật. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các hoạt động định hướng nghề nghiệp lồng ghép tuyên truyền giới thiệu về chính sách, pháp luật và mục tiêu, kế hoạch đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đến học sinh thuộc các Trường Trung học phổ thông, học sinh các Trung tâm Giáo dục thường xuyên trong thành phố.
Công an thành phố có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tuyên truyền cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa âm mưu, thủ đoạn móc nối, lôi kéo tham gia vào các hoạt động chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, tổ chức phản động lưu vong và cảnh báo hậu quả, rủi ro người lao động có thế gặp phải khi xuất cảnh, cư trú, lao động trái phép ở nước ngoài.
Song song đó, tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. Hướng dẫn, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài các thủ tục làm hộ chiếu; đấu tranh, ngăn chặn các hiện tượng lứa đảo, môi giới, trục lợi bất chính khi làm hộ chiếu hoặc tổ chức cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài trái pháp luật.
Sở Ngoại vụ thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân đối với người lao động Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các quận, huyện tham mưu UBND thành phố mở rộng hợp tác với thị trường trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thành phố đến làm việc…
UBND các quận, huyện căn cứ nội dung xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện tại địa phương. Nghiên cứu giao chỉ tiêu, kế hoạch số người lao động đi làm việc ở nước ngoài hằng năm, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch, đề xuất UBND thành phố, tạo điều kiện để ký kết chương trình hợp tác với địa phương của các nước bạn về lĩnh vực lao động, việc làm, nhất là các chương trình hợp tác đưa lao động thành phố đi làm việc tại nước ngoài. Ưu tiên chọn những nước có tiền lương, thu nhập cao, việc làm ổn định, an toàn…
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các đoàn thể chính trị - xã hội lồng ghép xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện trong đoàn viên, hội viên, thành viên phù hợp với đơn vị mình; đồng thời tổ chức tuyên truyền, phố biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đến các thành viên của tổ chức mình. Phối hợp giám sát chặt chẽ các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.