Vấn đề Ông/Bà phản ánh, UBND phường Xuân Phú xin được trả lời như sau:
Vấn đề Ông/Bà phản ánh, UBND phường Xuân Phú xin được trả lời như sau:
Hiện tại, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn là một vấn đề ở mức báo động và diễn ra rộng rãi không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở trên khắp thế giới. Quá trình ô nhiễm môi trường dẫn đến nhiều hiện tượng đang diễn ra xung quanh chúng ta.
Một số biểu hiện này chúng ta có thể nhận biết ngay, nhưng có nhiều biểu hiện khác lại cần một khoảng thời gian mới có thể nhận ra rõ ràng.
, Luật Bảo vệ môi trường cũng đặt ra rất nhiều quy định nhằm bảo vệ môi trường khỏi các yếu tố gây hại.
Theo quy định tại Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chất lượng nước, trầm tích và môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt phải được theo dõi, đánh giá; khả năng chịu tải của môi trường nước mặt phải được tính toán, xác định và công bố.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng yêu cầu nguồn thải vào môi trường nước mặt phải được quản lý phù hợp với mục đích sử dụng và khả năng chịu tải của môi trường.
Tuyệt đối không phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư mới xả nước thải trực tiếp vào nước không còn khả năng chịu tải.
* Đối với môi trường nước ngầm:
Theo Điều 10 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các nguồn nước ngầm phải được quan trắc, đánh giá để có biện pháp ứng phó kịp thời khi phát hiện có thông số vượt mức chuẩn cho phép hoặc có sự suy giảm mực nước.
Hoạt động khoan thăm dò, khai thác nước ngầm phải có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Các cơ sở sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không rò rỉ, phát tán các chất đó vào nguồn nước ngầm.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm môi trường nước ngầm thì phải chịu trách nhiệm xử lý ô nhiễm.
* Đối với môi trường nước biển:
Các nguồn thải vào nước biển phải được điều tra, đánh giá và có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát chặt chẽ để bảo vệ môi trường. Yêu cầu đánh giá, xác định, công bố các vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Hoạt động khai thác nguồn lợi từ biển và hải đảo phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường đi liền với phát triển bền vững.
Căn cứ Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường, để bảo vệ môi trường đất, pháp luật quy định quy hoạch, kế hoạch, dự án và hoạt động có sử dụng đất phải xem xét kỹ tác động của nó đến môi trường đất, có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái.
Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất; xử lý, cải tạo và phục hồi đất mà mình làm ô nhiễm.
Những khu vực ô nhiễm đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm thì Nhà nước xử lý, cải tạo và phục hồi đất.
6.3. Bảo vệ môi trường không khí
Theo Điều 12 Luật Bảo vệ môi trường, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ có xả thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường thì phải giảm thiểu và xử lý để bảo vệ môi trường không khí
Luật này cũng yêu cầu chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố theo quy định. Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát. Đồng thời tình trạng ô nhiễm không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng.
Sử dụng năng lượng từ các nguồn không bền vững như than đá, dầu mỏ và khí đốt dẫn đến khí thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm không khí.
Sử dụng các hóa chất độc hại trong công nghiệp, nông nghiệp và hộ gia đình, như thuốc trừ sâu, chất làm sạch và hóa chất công nghiệp cũng sẽ gây ra ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề lớn cần được giải quyết. Vậy tác hại của ô nhiễm môi trường là gì? mà lại ảnh hưởng lớn đến con người như vậy?
Ô nhiễm môi trường có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người.
Sự mất cân bằng sinh học là một trong những hậu quả đáng lo ngại nhất, khi ô nhiễm có thể làm suy giảm đa dạng sinh học và thay đổi cấu trúc của các hệ sinh thái. Ngoài ra, việc ô nhiễm làm suy giảm chất lượng của nguồn nước, gây ra sự mất mát đáng kể đối với các loài sống trong nước và gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người.
Không chỉ vậy, ô nhiễm môi trường cũng gây ra sự suy giảm chất lượng không khí, với khí thải từ các nguồn giao thông và công nghiệp là nguyên nhân chính. Sự ô nhiễm không khí không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra sự suy yếu của hệ sinh thái và sự mất mát đa dạng sinh học.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường, mà còn gây ra những tác động đáng kể đến kinh tế và xã hội.
Để môi trường sống xung quanh chúng ta tránh bị ô nhiễm, Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường đã liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo môi trường như sau:
- Vận chuyển, chôn, lấp, đồ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định pháp luật
- Xả nước thải, khí thải chưa được xử lý đạt chuẩn kỹ thuật ra môi trường.
- Phát tán, thải chất độc hại, vi rút lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên ra ngoài môi trường.
- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức chuẩn cho phép; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đảm bảo điều kiện.
- Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
- Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.
- Không thực hiện các công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường.
- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường gây hậu quả xấu.
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa chất độc hại vượt chuẩn.
- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn.
Từ những thông tin trên đã giải đáp về ô nhiễm môi trường là gì mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn? Ô nhiễm môi trường hiện đang là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng cực kỳ lớn đến con người và hệ sinh thái, gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Đây là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm và hành động chung tay mọi người. Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, không chỉ dựa trên những hành động lớn mà còn bắt nguồn từ những việc nhỏ hàng ngày.
Cá nhân tổ chức thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà họ có thể bị phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Căn cứ Điều 24 Nghị định 45/2022/NĐ-CP, hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí bị phạt như sau:
- Hành vi rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước trái quy định về bảo vệ môi trường: Phạt 40 - 50 triệu đồng.
- Hành vi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt chuẩn:
+ Vượt mức chuẩn dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường: Phạt 50 - 80 triệu đồng.
+ Vượt mức chuẩn từ 03 - 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 - 10 lần đối với thông số môi trường thông thường: Phạt 80 - 100 triệu đồng.
+ Vượt mức chuẩn từ 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần đối với thông số môi trường thông thường: Phạt 100 - 150 triệu đồng.
7.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Bên cạnh việc hiểu rõ ô nhiễm môi trường là gì, cá nhân, tổ chức cần tránh thực hiện vi ô nhiễm môi trường, nếu không thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây ô nhiễm môi trường tại Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 như sau:
- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 1.000 - dưới 3.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng hoặc từ 3.000 - dưới 10.000 kg chất thải nguy hại khác. - Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 500 - dưới 1.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng hoặc từ 1.500 - dưới 3.000 kg chất thải nguy hại khác nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Xả thải ra môi trường từ 500 - dưới 5.000 m3/ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 300 - dưới 500 m3/ngày nước thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên. - Xả thải ra môi trường 500 m3/ngày trở lên nước thải vượt quy chuẩn từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 300 - 500 m3/ngày nước thải vượt quy chuẩn từ 05 - 10 lần hoặc từ 100 - dưới 300 mét khối (m3) trên ngày nước thải vượt chuẩn 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Thải ra môi trường từ 150.000 - dưới 300.000 m3/giờ khí thải vượt quy từ 05 - dưới 10 lần hoặc từ 100.000 - dưới 150.000 m3/giờ khí thải vượt quy 10 lần trở lên. - Thải ra môi trường 150.000 m3/giờ trở lên khí thải vượt quy chuẩn từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 100.000 - dưới 150.000 m3/giờ khí thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 50.000 - dưới 100.000 m3/giờ khí thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 100.000 - dưới 200.000 kg hoặc từ 70.000 - dưới 100.000 kg nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 50 - dưới 200 mSv/năm hoặc giá trị suất liều từ 0,0025 - dưới 0,01 mSv/giờ.
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng
- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 3.000 - dưới 5.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm hoặc từ 10.000 - dưới 50.000 kg chất thải nguy hại khác;
- Xả thải ra môi trường từ 5.000 - dưới 10.000 m3/ngày nước thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 500 - dưới 5.000 m3/ngày nước thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên;
- Thải ra môi trường từ 300.000 - dưới 500.000 m3/giờ khí thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 150.000 - dưới 300.000 m3/giờ khí thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên;
- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 200.000 - dưới 500.000 kg
- Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 200 - dưới 400 mSv/năm hoặc giá trị suất liều từ 0,01 - dưới 0,02 mSv/giờ;
- Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng.
Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 12.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm
- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật 5.000 kg trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm hoặc 50.000 kg trở lên chất thải nguy hại khác; - Xả thải ra môi trường 10.000 m3/ngày trở lên nước thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc 5.000 m3/ngày trở lên nước thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên; - Thải ra môi trường 500.000 m3/giờ trở lên khí thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc 300.000 m3/giờ trở lên khí thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên; - Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường 500.000 kg trở lên; - Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều 400 mSv/năm trở lên hoặc giá trị suất liều 0,02 mSv/giờ trở lên; - Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm
Phạt tiền từ 12.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm
Trên đây là phần giải đáp cho câu hỏi: “Ô nhiễm môi trường là gì?” cùng các vấn đề liên quan đến bảo vệ mội trường. Nếu còn vấn đề vướng mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.
Trong xã hội phát triển ngày nay, ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành vấn nạn trên toàn cầu, mang theo những hậu quả nặng nề đến con người và tự nhiên. Vậy ô nhiễm môi trường là gì? Các nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp khắc phục để bảo vệ môi trường.
Ô nhiễm môi trường là sự hiện diện của các chất lạ hoặc các yếu tố không mong muốn trong môi trường, gây ra những tác động có hại cho sức khỏe con người, động vật, thực vật và các hệ sinh thái. Ô nhiễm môi trường có thể xảy ra ở nhiều thành phần khác nhau của môi trường như không khí, nước, đất và môi trường sống.
Trong cuộc sống không ngừng phát triển ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường thực sự là một trong những thách thức lớn nhất đối với mọi quốc gia trên thế giới, không chỉ riêng Việt Nam, mà ở bất kỳ quốc gia, khu vực nào cũng có nguy cơ phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm. Có các loại ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, động vật, và hệ sinh thái:
Ô nhiễm môi trường đất là tình trạng đất bị nhiễm các chất độc hại hoặc các tác nhân gây hại do hoạt động của con người hoặc các yếu tố tự nhiên, dẫn đến sự suy thoái về chất lượng đất, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật và thực vật. Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo tiêu chí nguồn gây ô nhiễm, khả năng lan truyền, đối tượng chịu tác động.
Ô nhiễm môi trường nước là tình trạng nước trong các hệ thống tự nhiên như: sông, hồ, biển và nước ngầm bị nhiễm các chất độc hại hoặc các tác nhân gây hại thải trực tiếp ra mà không được xử lý nghiêm ngặt, từ đó khiến cho nguồn nước bị nhiễm bẩn, bốc mùi và vô cùng độc hại. Điều này làm giảm chất lượng nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật, thực vật và toàn bộ hệ sinh thái nước bị suy giảm, mất cân bằng tự nhiên.
Do khói và chất thải từ nhà máy, khu công nghiệp và giao thông với tần suất lớn và dày đặc khiến không khí bị ô nhiễm, đôi khi đạt mức báo động đỏ.
Phát ra từ các nguồn như phương tiện giao thông, hoạt động công nghiệp và xây dựng, cũng như các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống của con người.
Được gây ra bởi sự quá tải của quảng cáo, các công trình xây dựng hoặc các nguồn khác cản trở tầm nhìn, làm giảm vẻ đẹp tự nhiên và cảnh quan của môi trường sống.
Có thể xuất phát từ các nguồn như lò vi sóng, các nguồn nhiệt từ công nghiệp và giao thông, gây ra hiện tượng đô thị nóng và ảnh hưởng đến đời sống của con người.
Do ánh sáng quá mức từ đèn đường, cơ sở công nghiệp, quảng cáo hoặc các thiết bị gia dụng cũng có tác động xấu đến chu kỳ sinh học của động và thực vật, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con người.